BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 486

Triều đình đã gửi lá đơn lên, nhưng đơn này viết bằng “chữ

Nôm”

(2)

; Rheinart từ chối không nhận đơn viết bằng thứ “chữ dân

gian” ấy mà phải viết bằng chữ Hán!

Triều đình chiều ý và ngày 10/8/1884, viên công sứ (Rheinart)

cùng với viên chỉ huy quân sự, vào thành dự lễ đăng quang vua Hàm
Nghi bằng cửa giữa (Ngọ Môn), mà theo lễ nghi từ trước, chỉ dành
riêng cho một mình nhà vua đi mà thôi.

Cùng một lúc Hàm Nghi cảm thấy nỗi bất bình khó chịu đầu

tiên, báo hiệu những ngày sóng gió sau này thì triều đình Huế cũng
thấy vô cùng nhục nhã trước những truyền thống ngàn đời bị kẻ
thù giẫm đạp lên một cách ngang nhiên.

Số phận nước Việt Nam và vương triều Nhà Nguyễn đã thấp

thoáng hiện lên dưới dấu hiệu một tương lai u ám.

CUỘC RÚT QUÂN KHỎI LẠNG SƠN

Ngày 12/9/1884, Jules Ferry chỉ định viên khâm sứ mới ở Huế

được bổ nhiệm đặc sứ đặc mệnh toàn quyền hạng nhì.

Đầu tháng 12/1884, đại sứ Tây Ban Nha tại Paris được chỉ thị

thăm dò ý chánh phủ Pháp về việc có thể cử những nhân viên lãnh
sự quán Tây Ban Nha tại Việt Nam, khi cần. Quả thực là trong hiệp
ướ

c Việt Nam - Tây Ban Nha ngày 27/1/1880, có dự kiến việc cử

sang Thị Nại, Ninh Hải và Hà Nội, những lãnh sự Tây Ban Nha mà
sau khi được chấp nhận sẽ được hưởng những đặc quyền ngoại giao
y như lãnh sự các nước khác. Họ phải được quyền tài phán trong
những vụ xung đột giữa người Tây Ban Nha với nhau, hoặc giữa người
Tây Ban Nha với những ngoại kiều khác, những cuộc xung đột mà
khi vắng mặt các lãnh sự Tây Ban Nha, sẽ do các lãnh sự Pháp xét

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.