Khi quân Pháp ở Huế hủy bỏ chiếc ấn phong vương, biểu hiện
bá quyền của Trung Quốc thì chánh phủ Bắc Kinh phản kháng;
Bắc Kinh phủ nhận rằng, hiệp ước có quy định sự rút lui lập tức của
quân Trung Quốc ra khỏi Bắc kỳ. Về phía họ, quân Pháp đã chuẩn
bị mọi việc theo chỉ thị của Fournier, sẵn sàng để chiếm đóng những
vị trí mà quân Trung quốc sắp sửa rút lui.
Vì vậy mà đã xảy ra “sự kiện Bắc Lệ”. Một đội quân Pháp được
lệnh đi “tiếp quản” Lạng Sơn, theo những chỉ thị trên ngày
23/6/1884, đã gặp những đội quân rất đông của Trung Quốc; quân
Trung Quốc tiến công; quân Pháp phải rút lui với nhiều thiệt hại
đáng kể.
Thực ra không có chuyện “mai phục” Bắc Lệ, như có vài sử gia
Pháp đã nói. Nguyên nhân đơn giản là do lệnh chuyển quân về phía
Trung Quốc đến quá muộn. Do đường xa và phương tiện thô sơ mà
mệnh lệnh của Bắc Kinh cho quân đội của họ đóng ở Bắc Kỳ không
đến kịp thời cho nên mới xảy ra “sự kiện” bất trắc.
“Sự kiện bất trắc” đó đã khiến cho chánh phủ Pháp hết sức
bất bình. Ngày 12/7/1884, Jules Ferry gửi cho Bắc Kinh một bức
tối hậu thư được gia hạn đến 19/8.
Hơn nữa Courbet đã bắt được trong ngày đánh chiếm Sơn Tây
những bức thư của phó vương Lưỡng Quảng gửi cho Lưu Vĩnh Phước,
chứng tỏ Trung Quốc có chính thức tham gia vào cuộc chiến tranh
Việt Nam.
Vậy là Pháp bắt buộc Trung Quốc phải rút quân ngay lập tức
khỏi Bắc Kỳ và trả một khoản chiến phí là 250 triệu francs. Pháp
giao cho Courbet, lúc này đang bận việc phong tỏa bờ biển Việt Nam,
làm tổng chỉ huy tất cả các lực lượng hải quân của Pháp trên các
vùng biển Trung Quốc, khoảng 40 chiến hạm. Để làm chỗ dựa cho