Ngay trong tháng 1/1857, khi Montigny vừa đến Đà Nẵng thì linh
mục Huc, nguyên là giáo sĩ truyền giáo tại Trung Quốc, đã viết
thẳng cho Napoléon III bức thư như sau:
“Linh mục Huc… Trân trọng đệ lên Hoàng đế những suy nghĩ
dưới đây: Viễn Đông sắp sửa biến thành sân khấu của
nhiều sự kiện lớn lao. Nếu Hoàng thượng muốn, nước Pháp
có thể đóng một vai trò ở đây, rất quan trọng và vinh quang.
Trong lời tựa cuốn sách của tôi nhan đề ‘Đạo Kitô tại Trung
Quốc, Tartarie và Tây Tạng’, tôi có điểm qua tình hình chính
trị vùng Thượng Á, nhưng tôi thấy nên khôn ngoan đừng nói
hết ý nghĩ của mình cùng chỉ rõ những việc lớn mà đường lối
chính trị của Hoàng thượng có thể tiến hành vì lợi ích nước
Pháp và vinh quang của triều đại. Đây là một sự kiện ít người
biết đến và cực kỳ quan trọng.
Năm 1774, Gia Long, vua xứ Nam kỳ, bị mất nước do một cuộc
khởi nghĩa. Một người Pháp, Giám mục Adran, lúc đó có ảnh
hưởng rất lớn ở Nam kỳ, đã nắm lấy cơ hội tốt để mở cuộc
đàm phán và ký kết một hiệp ước đồng minh giữa Pháp và
Nam kỳ. Ông ta sang Pháp có mang theo đứa con trai đầu
lòng của vua Gia Long và đến Pháp năm 1786. Cuộc chiến
tranh châu Mỹ đã đem lại cho thế lực hải quân Pháp một bước
bành trướng lớn và dự án của Giám mục Adran được Louis XVI
chấp nhận một cách niềm nở. Hiệp ước được ký kết tại
Versailles ngày 20/11/1787 giữa ông Bộ trưởng (Ngoại giao)
của Louis XVI và Hoàng tử Cảnh, thay mặt cha mình là vua Gia
Long.
Theo hiệp ước này, nước Pháp cam kết sẽ cung cấp cho vua
Gia Long, lúc đó đang bị đánh đuổi khỏi đất Nam kỳ, những