được vài hôm thì bị phế truất do âm mưu của hai phụ chánh đại
thần Thuyết và Tường. Sự lựa chọn ấy sẽ đưa một người thuộc
dòng họ chính thống của Minh Mạng. Hoàng tử này chưa đến tuổi
thành niên – tôi không rõ bao nhiêu tuổi –đã được cảm tình của
triều đình và Hội đồng Cơ mật đang thảo luận sáng hôm nay
nhằm đi đến một quyết định dứt khoát
Nghe đến tên Hàm Nghi do Hà Nội nêu, Paris vội vàng trả lời
viên Toàn quyền, cũng ngay ngày hôm đó, bằng một bức điện
“Thượng khẩn và tối mật”.
“Hãy khước bỏ Hàm Nghi vì Hàm Nghi đương nhiên là thù địch
với chánh phủ bảo hộ. Trong số các Hoàng thân khác hãy
chấp nhận hoặc khuyên người ta lựa chọn kẻ nào thích ứng hơn
cả với lợi ích chính trị của chúng ta, sau khi đã trao đổi với
Khâm sứ (Huế)”.
Ngày 11/2/1889, trong một bức thư gửi Bộ trưởng Hải quân,
Richaud giải thích như sau những lý do khiến ông nghiêng về việc
chọn lựa của ông:
“Ông hoàng này [Hàm Nghi] đã từng ở ngôi vua. Ông là thủ
lĩnh phe những người theo chủ nghĩa quốc gia; tên tuổi của ông
ai cũng biết đến, và đã là ngọn cờ tập hợp tất cả những
người kháng chiến chống lại chúng ta. Ảnh hưởng của ông sâu
rộng không cần phải bàn cãi nữa; để dẫn chứng, tôi chỉ cần
nhắc đến lòng cảm thương sâu sắc của toàn dân Việt Nam
khi được tin ông bị bắt và những dấu hiệu của lòng tôn kính
của mọi người đối với ông trong suốt chặng đường di chuyển,
từ chỗ núi rừng nơi ông bị bắt, cho đến Thuận An trên chiếc
tàu thủy ‘La Comète’ (Ngôi sao chổi) chở ông.