Tôi sẽ không nói gì về tính phóng đãng của nhà vua, nhưng
điều tôi lưu ý hơn hết là những mánh khóe bất hảo mà đâu
đâu người ta cũng nhắc đến; người ta kể những món tiền lớn
lao cho các quan chức và tư nhân vay; những lệnh mua sắm
giao cho một vị Hoàng thân chắc chắn đã nhận được những
món tiền kếch sù; người ta kể những cuộc khai quật ‘rất phát
tài’ của Đồng Khánh thực hiện trong nội cung, nhưng hòm bạc
mang đi chôn giấu tại Quảng Trị và trong Thiên Thành (lăng
vua cha)
Đồng Khánh mất ngày 28/1/1889 “vì những trận nôn mửa ra
máu đen, sau một cuộc hấp hối kéo dài mười ngày”, theo lời ghi
chú trong một bảo báo cáo của bác sĩ Pháp đã chăm sóc và điều trị
nhà vua.
Dưới thời Pháp thuộc một trường trung học nữ duy nhất ở Huế,
mang tên Đồng Khánh.
Sau khi Đồng Khánh mất mà di chúc không chỉ định ai nối
ngôi, sau một buổi hội kiến với bà Thái hậu – vợ góa vua Tự Đức,
viên Khâm sứ Huế, Rheinart, tưởng bà Thái hậu và Viện Cơ mật sẽ
gạt người con trai của Đồng Khánh ra vì “ít tuổi quá và lại ốm o
gầy còm”. Nói đến chuyện nối ngôi thì cái tên “Hàm Nghi” lại
bắt đầu được người ta nhắc tới.
Trong một bức mật mã, đóng dấu “mật” ngày 30/1/1889, từ Hà
Nội gửi đi, Toàn quyền Richaud đề nghị với Bộ Hải quân ở Paris
về việc kế vị ngôi vua bỏ trống như sau:
“…Có thể các nhà chức trách Bắc kỳ muốn tôn Hàm Nghi lên
ngôi vua, bởi vì Hàm Nghi chống đối chế độ bảo hộ. Nhưng Huế
không muốn. Khâm sứ Huế thì tưởng người ta sẽ chọn một người
con trai của Dục Đức, là người đã trực tiếp kế vị Tự Đức, lên ngôi