GIA-TÔ GIÁO
Việc các nhà truyền giáo Gia-tô nhắm phá cho tan rã quốc gia
Việt Nam đã được trình bày: Ta hãy cứ nghĩ tới hoạt động của Giám
mục Pigneau de Béhaine, hãy cứ nhớ lại bức thư của linh mục Huc gửi
cho Napoléon III, thư của Roche gửi cho Ủy viên Pháp Harmand năm
1885, những bản báo cáo của giám mục Puginier gởi về Paris năm
1889, hoặc những sự can thiệp của giám mục Frappel trước Hạ viện.
Người ta không thể phủ nhận vai trò của các giáo sĩ trong việc Việt
Nam mất độc lập và việc Pháp đã xâm chiếm Việt Nam làm thuộc
địa. Đã bao lần chúng ta thấy họ tìm cách lật đổ chính quyền
đương trị để thay vào đó chính quyền của một tên tay sai của họ, tên
gác cổng nhà tu của họ là Tạ Văn Phụng mà họ mạo danh là “Hoàng
thân” và là kẻ “thừa kế ngôi nhà Lê”, hay của một tên Lê, tên Lý nào
đó, đã từng hứa suông với họ. Chúng ta đã thấy các giáo sĩ xúi giục
nhân dân nổi loạn; và thường xuyên ngấm ngầm phá hoại chính
quyền [nhà Nguyễn], làm cho nó sớm bị sụp đổ, để giúp cho công
cuộc xâm lăng của quân Pháp được dễ dàng hơn sao?
Jean Raoul Clémetin viết về vấn đề này, như sau:
“Người giáo sĩ ở nước thuộc địa, đó thực sự là một ‘con người
chính trị’ (homo politicus) khác thường, đứng trước ba điều
quan tâm trọng đại: tinh thần yêu nước của mình, nếu không
nói là tinh thần quốc gia của họ; xu hướng vươn lên độc lập
của đất nước mà ông ta đang truyền giảng Phúc âm; lợi ích
thực sự của tôn giáo mình mà La Mã được coi như là vị quan tòa
phán xét chung thẩm.
Lịch sử của thái độ chính trị ấy, ngày hôm nay cũng như hôm
qua, chúng nằm trong mạng lưới những sự phản kháng, những