cuộc gặp gỡ có dụng ý hay không dụng ý, những xung đột gay
gắt giữa ba xu hướng lớn trên đây.
Những chỉ thị của La Mã, trong lời tựa cho một cuốn ‘Lịch sử
hội truyền giáo’, Ferdinand Brunetierè có viết:
Tại phương Đông và Viễn Đông, chính các giáo sĩ chúng ta là
những người hiểu rõ chiều sâu của những vấn đề mà các nhà
ngoại giao ta chỉ thấy được bề mặt. Ở đó, họ là những người
thông tin tốt nhất và những tay chân đáng tin cậy nhất của
các nhà ngoại giao.”
Chính Giáo hoàng Alexandre VII đã sáng lập những hội truyền
giáo ở Đông Dương và ngày 8/6/1658 đã chỉ định hai vị Khâm
mạng Tòa thánh, Francois Pallu cho Bắc kỳ và P. Lambert de
la Motte, cho Nam kỳ. Sự thành lập hai địa phận công giáo này
là kết quả nhiều cuộc vận động và cổ vũ cho các giáo sĩ đầu
tiên, đặc biệt là của giáo sĩ dòng tên (Jésuite) Alexandre de
Rhodes; họ đã xây dựng được một cộng đồng Gia-tô giáo nho
nhỏ ở Việt Nam.
Tuy vậy, không phải các giáo sĩ dòng tên được vinh dự xây dựng
các địa phận công giáo tại Đông Dương mà là một hội đặc biệt
nảy sinh trong những năm tiếp theo 1658, dưới sự thúc đẩy của
các bạn bè Francois Pallu: ‘Hội Truyền giáo nước ngoài’ có trụ
sở tại Paris.
Những chỉ thị năm 1659 cho hai vị Khâm mạng Tòa thánh của
‘Thánh hội truyền bá Đức tin’ biểu hiện khá cụ thể cái học
thuyết chính trị truyền giáo của nhà thờ, của thế kỷ XVII,
một học thuyết mà về mặt lý luận sẽ không bao giờ thay đổi.
Sau khi nhắc lại những nguyên tắc riêng của đức tin, những
chỉ thị này định nghĩa mục đích của các Hội truyền giáo là: