28, đường Bourgogne
Chúng ta nên lưu ý rằng tác giả bức thư, linh mục Everiste-Régis
Huc, giáo sĩ Hội Truyền giáo Saint-lazare, chỉ biết đất nước và lịch
sử Việt Nam qua những cuốn sách và những chuyện kể của các bạn
đồng sự của mình, và ngay ở “những chỉ dẫn chi tiết và chính xác”
người ta thấy có một vài điểm sai lầm trong lời khẳng định của ông:
Hiệp ước Versailles năm 1787 không phải do Hoàng tử Cảnh ký, và
nhất là như chúng ta đã thấy, chưa hề được bắt đầu thực hiện
chút nào.
Napoléon III, sau khi xem bức thư này, đã thành lập một tiểu ban
để nghiên cứu xem nước Pháp căn cứ vào các điều khoản của Hiệp
ướ
c Versailles, có thể cho mình có quyền gì đối với Việt Nam hay
không? Và nếu có thì nước Pháp có nên dùng sức mạnh buộc Việt
Nam thi hành hiệp ước hay không? Tiểu ban gồm có Nam tước
Brenier, Chủ tịch; ông Cintrat, Giám đốc Lưu trữ của Bộ Ngoại giao;
Đô đốc Fourinchon; Thuyền trưởng Jaurès; Bá tước Fleury, đại
diện bộ Thương mại. Tiểu ban họp phiên đầu tiên ngày 3/5/1857.
Tiểu ban đã thẳng thắn báo cáo rằng Hiệp ước Versailles chưa
bao giờ được thực hiện, nên không thể viện dẫn nó làm căn cứ; nhưng
ngoài tình trạng vô hiệu ấy ra, thì những vụ xúc phạm ngày càng
nhiều đối với các giáo sĩ (chúng ta nhớ đây là những vụ xảy ra trước
vụ xử tử Giám mục Sanjurjo) cũng đủ biện hộ cho sự cần thiết phải
dùng đến những biện pháp cưỡng bách. Tiểu ban đề nghị đánh
chiếm các thành phố Huế, Sài Gòn và Kẻ Chợ (tức Hà Nội).
Vào lúc mà người ta đang xâm phạm vào Madagascar, Xiêm,
Trung Quốc và Nhật Bản, không có lý do gì lại dừng chân và chịu
thất bại ở Việt Nam.