Về phía mình và vẫn trước vụ Sanjurjo, Giám mục Pellerin, Khâm
mạng Tòa thánh tại miền Bắc Nam kỳ, vừa đặt chân lên cảng
Marseille tháng 5/1857, cũng không chịu ngồi yên. Ngày 29/5, ông
gửi một công hàm cho Nam tước Brenier, tháng 6 một bức thư dài cho
Bộ trưởng Ngoại giao, Bá tước Walewski. Rồi qua trung gian Hồng
y Bonnechoes, ông được Hoàng đế Napoléon III tiếp tại Biarritz,
nơi Hoàng đế đang nghỉ mát. Ông van nài Hoàng đế hãy “nắm
lấy trách nhiệm giải quyết vấn đề Kitô giáo tại Việt Nam”, ông
thống kê tên bao nhiêu giáo sĩ bị xử tử trong hai mươi lăm năm qua
và cầu xin Hoàng đế “sớm chấm dứt cái chuỗi cầu kinh tang tóc
ấy...”.
Những lời cầu xin của Giám mục Pellerin đã gây một ấn tượng
mạnh mẽ cho Napoléon III, vốn đã bị xúc động trước bức thư dài của
linh mục Huc, và lâu nay đã muốn can thiệp vào bất cứ nơi đâu mà
ông có thể tạo điều kiện cho Nhà thờ Kitô giáo phát triển.
Hơn thế nữa, hoàn cảnh lúc này đang vô cùng thuận lợi. Tại
Pháp, một sự can thiệp theo chiều hướng đó được đón nhận nhiệt
tình ở phía những người ủng hộ Kitô giáo và tăng thêm ở họ tấm
lòng gắn bó đối với đế chế. Mặc khác, bên ngoài, nước Pháp có
một hạm độimạnh tại Viễn Đông chĩa vào Trung Quốc và sẵn sàng
can thiệp vào Việt Nam nếu cần. Trước mắt chẳng có gì đáng ngại,
đã đến lúc thẳng tiến lên một bước mới.
Trong những điều kiện thuận lợi nhất như vậy, giữa mùa hè
1857, Napoléon III quyết định hành động. Ông ta chỉ muốn thực
hiện một cuộc biểu thị sức mạnh hải quân, chứ không phải một chiến
dịch chính trị tầm xa. Cuộc “viễn chinh Nam kỳ” này, được coi như
sự tiếp nối của những chiến dịch chống Trung Quốc và phụ
thuộc vào chiến dịch đó về phương diện quân sự.