Quốc, dùng biện pháp đàm phán để thiết lập những mối
quan hệ với triều đình Huế. Thất bại của nhiều lần đàm
phán trước đây chứng minh rằng:
“Cần thiết phải yêu cầu ông Chuẩn Đô đốc nên sử dụng ưu
tiên những biện pháp có hiệu quả nhanh chóng và đảm bảo hơn.
… Để hoàn thành sứ mệnh đó… [Rigault de Genouilly] phải
tiến hành, một khi đã đến sát bờ biển vương quốc An Nam,
đánh chiếm vịnh biển và lãnh thổ Đà Nẵng. Làm chủ được vị
trí này rồi, ông ta phải nghiên cứu thăm dò tại chỗ mọi chỉ dẫn
cần thiết; và lưu ý một mặt đến tầm quan trọng của những
kết quả cần đạt được và mặt khác đến những mất mát có
thể phải chịu, cũng như những cơ may có thể gặp trên con
đường đi tới thành công, xem có nên tập trung cố gắng đạt
được nền bảo hộ của Pháp lên đất nước Nam kỳ, hay chỉ giới
hạn ở mức ký kết một hiệp ước thân thiện, mậu dịch và hàng
hải, bằng mọi cách quy định cho phía Nam kỳ phải có những
đền bù thích đáng đối với những chuyện khủng bố các giáo
sĩ, mà sự an ninh phải được đảm bảo bằng những điều khoản
cụ thể, thành văn. Về sự lựa chọn một trong hai phương án trên
đây, Hoàng đế hoàn toàn tin cậy vào sự khôn ngoan, sáng
suốt của ông Chuẩn Đô đốc Rigault de Genouilly…
Nếu một khi chiếm hữu được Đà Nẵng, ông Tư lệnh trưởng…
xét thấy có thể, với nhiều hy vọng thành công, thông qua một
hiệp ước hợp lệ và long trọng, đi đến sự thừa nhận nền bảo hộ
của nước Pháp thì không được quên một điểm quan trọng là
nền bảo hộ tất yếu bao hàm quyền lãnh đạo những quan hệ
mà nước được bảo hộ có thể thiết lập sau này với các nước
ngoài, thái độ đối xử nhà nước đối với các nhà buôn và các
nhà hàng hải của nước bảo hộ, quyền tài phán tuyệt đối của
các nhân viên, nước bảo hộ đối với tất cả các công dân của