BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 61

Nữ hoàng Eugénie de Montijo có quen biết Giám mục Diaz

Sanjurjo trước kia tại Andalousie (Tây Ban Nha). Hoài niệm về một
tình bạn riêng tư bị tổn thương, với tinh thần tự cao dân tộc, với đức
tin nồng nàn của mình, bà đã bị xúc động sâu sắc và thúc đẩy
chánh phủ Pháp để có một sự bồi thường thích đáng về cái chết
của vị giáo sĩ người Tây Ban Nha đó, cũng như kêu gọi Tây Ban Nha
cùng tham gia can thiệp.

Ngày 01/12/1857, Madrid được chính thức yêu cầu.

Đứng về thực tế mà nói thì sự kêu gọi can thiệp của nước Pháp

với chánh phủ Tây Ban Nha cũng là chuyện dĩ nhiên bởi vì chính là
một đại diện của Tây Ban Nha kêu gọi trước tiên, sự giúp đỡ của nước
Pháp nhằm cứu thoát Sanjurjo, người của Tây Ban Nha. Với nước
Pháp thì đây cũng là một “cơ may trời cho” rất đáng quý, vì có sự
tham gia của quân đội Tây Ban Nha thì sẽ giảm bớt được cho Pháp
những nhọc nhằn, cũng như mất mát trong cuộc viễn chinh. Người
ta có cớ để giả thiết rằng chánh phủ Tây Ban Nha sẽ không đòi hỏi
quá nhiều về “giá cả” của sự tham gia đó và sẽ vui lòng làm việc
rất có lợi cho Pháp.

Trong một công hàm mật ngày 01/12/1857, được chuyển cho

Quốc vụ khanh Tây Ban Nha, Martinez de la Rosa, ngày 05/12, Bộ
trưởng Ngoại giao Pháp, Bá tước Walewski nói cho đại sứ Pháp tại
Madrid, Hầu tước De Turgot rằng:

“Do sự kiện đáng buồn ấy, chánh phủ của Hoàng đế đã
quyết định phái tư lệnh các lực lượng hải quân Pháp tại Trung
Hoa đến vùng bờ biển nước An Nam để đòi hỏi một sự đền bù
thỏa đáng, đối với đơn khiếu nại rất hợp lý hợp tình và thúc
đẩy triều đình Huế phải ban hành những biện pháp cần
thiết để trong tương lai những tai ương kia không còn tái diễn
nữa”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.