Điều 9: Nếu có tên côn đồ, kẻ cướp hoặc gây rối nào người
An Nam có những hành động cướp giật hay gây rối trên lãnh thổ
Pháp, hoặc có một người dân châu Âu có một hành vi phạm pháp nào
đó chạy sang lãnh thổ An Nam, ngay sau khi nhà chức Pháp thông
báo cho nhà chức trách An Nam biết, nhà chức trách An Nam phải
cố gắng bắt giữ tên tội phạm hòng giao nó lại cho nhà chức trách
Pháp.
Cũng sẽ được xử lý như trên, những tên côn đồ, kẻ cướp hoặc bọn
gieo rắc rối loạn người An Nam sau khi có những hành động phạm
pháp, đã chạy vào lãnh thổ Pháp.
Điều 10: Dân cư ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên có thể
buôn bán tự do trên ba tỉnh thuộc Pháp miễn tuân theo luật lệ hiện
hành; nhưng những chuyến tàu thuyên chuyển quân, vũ khí và quân
nhu hoặc lương thực giữa ba tỉnh nói trên của Nam kỳ thì phải thực
hiện duy nhất bằng đường biển.
Tuy nhiên, Hoàng đế Pháp đồng ý cho những chuyến hàng đó
vào Campuchia qua lạch Mỹ Tho gọi là Cửa Tiền (?) nhưng với điều
kiện là nhà chức trách An Nam phải báo trước với đại diện của Hoàng
đế Pháp để được cấp một giấy thông hành. Nếu bỏ qua thủ tục
này và có một đoàn tàu thuyền nào như vậy đi vào mà không có
giấy phép thì cả đoàn tàu thuyền đó và toàn bộ nội dung nó chuyên
chở sẽ bị bắt một cách đúng đắn và các vật phẩm sẽ bị phá huỷ.
Điều 11: Thành nội của Vĩnh Long sẽ được quân đội Pháp bảo vệ
cho đến khi có lệnh mới mà không cản trở gì đến hoạt động của các
quan lại An Nam. Nó sẽ được trả lại cho Quốc vương An Nam ngay
sau khi dẹp xong cuộc nổi loạn đang xảy ra theo lệnh của Quốc
vương An Nam tại các tỉnh Gia Định và Định Tường và khi các thủ
lĩnh của những cuộc nổi dậy đó đi rồi, khu vực này trở lại bình yêu
quy phục đúng như phải có trong một nước hoà bình.