không phân biệt, ai muốn theo đạo Kitô cũng đều được theo tự do
và không ai ép buộc; nhưng không ai được phép cưỡng bức phải theo
đạo những người không muốn theo.
Điều 3: Toàn vẹn ba tỉnh Biên Hoà, Gia Định, Định Tường (Mỹ
Tho) cũng như đảo Côn Lôn được nhượng hẳn toàn vẹn chủ quyền
cho Hoàng đế nước Pháp, theo bản hiệp ước này.
Ngoài ra, những thương nhân Pháp có thể tự do buôn bán và tự do
đi lại trên bất cứ loại tài thuyền nào, trên con sông lớn Campuchia
và trên mọi chi lưu của con sông đó; các tàu chiến Pháp được phái đi
tuần tiểu trên con sông ấy và các chi lưu của nó cũng đều được
quyền tự do đi lại như thế.
Điều 4: Một khi hòa bình được lập lại rồi, nếu có một nước
ngoài muốn dùng cách khiêu khích hoặc cách ký kết hiệp ước để
được nhượng một phần lãnh thổ, Quốc vương An Nam sẽ cử một
phái viên báo cho đặc phái viên Pháp biết để đệ trình trường hợp đã
xảy ra và để cho Hoàng đế nước Pháp hoàn toàn tự do sẽ giúp đỡ hay
không giúpđỡ vương quốc An Nam; nhưng nếu trong hiệp ước ký
kết với nước ngoài đó có vấn đề nhượng một phần lãnh thổ thì
việc nhượng đất đó chỉ có thể được phê chuẩn với sự đồng ý của
Hoàng đế Pháp.
Điều 5: Những người dân của đế quốc Pháp và vương quốc
Tây Ban Nha sẽ được tự do buôn bán ở ba cảng Đà Nẵng, Ba Lạt và
Quảng An.
Các người dân An Nam cũng được tự do buôn bản tại các cửa biển
của nước Pháp và Tây Ban Nha nhưng với điều kiện phải tuân theo
pháp luật hiện hành những nơi đó.
Nếu một nước ngoài buôn bán với nước An Nam thì những người
dân nước ngoài ấy không thể hưởng môt chế độ bảo vệ đầy đủ hơn