chính người dân Pháp và Tây Ban Nha được, và nếu nước ngoài đó
nhận được một sự thuận lợi nào đó ở An Nam thì thuận lợi đó cũng
không thể lớn hơn những cái đã dành cho nước Pháp và Tây Ban Nha.
Điều 6: Hòa bình đã thiết lập rồi, nếu cần, giải quyết một
vấn đề gì quan trọng thì Quốc vương ba nước có thể cử đại diện
của mình đến một trong ba thủ đô để cùng nhau giải quyết những
vấn đề ấy.
Nếu, tuy không có gì quan trọng mà một trong ba vị quốc vương
có nhã ý muốn gửi những lời chào mừng cho hai vị kia, thì cũng có
thể cử một đại diện đi. Chiếc tàu của phái viên Pháp hoặc Tây Ban
Nha sẽ đậu ở bến cảng Đà Năng và phái viên sẽ đi đường bộ từ Đà
Nẵng ra Huế, ở đó phái viên sẽ được nhà vua nước An Nam tiếp.
Điều 7: Hòa bình đã được lập lại rồi, sự thù địch hoàn toàn
không còn nữa, cho nên Hoàng đế nước Pháp đại xá cho những
người dân An Nam, quân nhân hay thường dân của nước An Nam bị
liên luỵ trong chiến tranh, và tài sản của họ bị tạm giữ nay được trả
lại.
Quốc vương An Nam cũng đại xá chung cho những người dân của
mình đã hàng phục chính quyền Pháp, đại xá đồng thời bao trùm
cả bản thân và gia đình những người dân đó.
Điều 8: Quốc vương An Nam phải trả một khoản bồi thường là
4 triệu đô la trong thời hạn 10 năm, tức mỗi năm 400.000 đô la giao
cho phái viên Hoàng đế Pháp tại Sài Gòn. Số tiền này dùng để
bồi thường lại cho chiến phí của Pháp và Tây Ban Nha. Số
100.000 quan tiền đã giao sẽ được trừ đi.
Vì nước An Nam không có đô la, đồng đô la sẽ được biểu hiện
bằng giá trị 72% lượng bạc.