BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 603

Điều 8: (Xây dựng một hải đăng tại mũi Varella hoặc mũi

Padaran).

Điều 9: (Sửa chữa bằng kinh phí chung con đường bộ Hà Nội -

Sài Gòn)

Điều 10: (Thiết lập một đường dây điện tín trên con đường bộ

đó.)

Điều 11: Tại Huế, sẽ có một viên công sứ, là một công chức

cấp cao. Viên công sứ này sẽ không nhúng tay vào những công việc
nội bộ tỉnh Huế, nhưng sẽ là người đại diện của chánh phủ bảo hộ
Pháp dưới sự kiểm soát của vị Tổng ủy viên; vị Tổng ủy viên này sẽ chủ
trì những quan hệ ngoại giao cho viên công sứ Huế. Viên công sứ
Pháp ở Huế có quyền hội kiến cá nhân và không chính thức với
Quốc vương An Nam, và Quốc vương An Nam không thể khước từ
nếu không có lý do chính đáng.

Điều 12: Tại Bắc kỳ, sẽ có một viên công sứ ở Hà Nội, một ở Hải

Phòng, một tại những thành phố duyên hải có thể xây dựng sau này,
một tại thủ phủ các tỉnh lớn. Bao giờ thấy cần thiết thì thủ phủ các
tỉnh thứ yếu cũng sẽ tiếp nhận những công chức người Pháp.

Điều 13: Các công sứ hoặc phó sứ sẽ có những người trợ tá và

cộng tác viên cần thiết giúp việc và họ sẽ được bảo vệ bởi một đội
quân đồn trú người Pháp hoặc bản xứ đủ để đảm bảo ản ninh cho họ

Điều 14: Các công sự sẽ tránh không tham gia vào những công

việc hành chánh vụn vặt của tỉnh. Các quan lại mọi ngạch sẽ tiếp tục
cai trị và điều hành công việc dưới sự kiểm soát của các công sứ,
nhưng họ có thể bị thay thế theo yêu cầu của các công sứ nếu họ tỏ
ra những thái độ không tốt đối với họ.

Điều 15-16: (Quyền hạn và nhiệm vụ các công sứ)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.