BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 602

Nam; chánh phủ An Nam chỉ có thể giao tiếp về mặt đối ngoại với
những nước nói trên qua trung gian nước Pháp mà thôi.

Điều 2: Tỉnh Bình Thuận sẽ được sát nhập vào những thuộc địa

của Pháp ở Hạ Nam kỳ.

Điều 3: Một lực lượng quân sự Pháp sẽ chiếm đóng một cách

thường xuyên dãy núi đèo Ngang (giữa tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh)
cũng như các đồn lũy Thuận An và các đồn lũy ở sông Huế (sông
Hương), những đồn lũy này sẽ được xây dựng lại tùy ý các nhà chức
trách Pháp…

Điều 4: Chánh phủ An Nam sẽ triệu hồi ngay lập tức những đội

quân đã gửi ra Bắc kỳ

Điều 5: Chánh phủ An Nam sẽ ra lệnh cho các quan lại Bắc kỳ

trở về nhiệm sở, sẽ bổ nhiệm những viên công chức mới cho những
niệm sở bị bỏ trống và sau khi có sự nhất trí chung có thể xác nhận
những sự bổ nhiệm mà nhà chức trách Pháp đã tiến hành.

Điều 6: Các quan lại cấp tỉnh từ biên giới Bắc tỉnh Bình Thuận

cho đến biên giới Bắc Kỳ… sẽ cai trị như cũ, không chịu sự kiểm
soát của nước Pháp trừ những việc liên quan đến hải quan và công
chính và nói chung tất cả những vấn đề gì đòi hỏi một sự chỉ đạo
duy nhất và năng lực chuyên môn của những kỹ thuật viên châu Âu.

Điều 7: Chánh phủ An Nam sẽ tuyên bố mở cửa cho việc buôn

bán của châu Âu, ngoài cảng Quy Nhơn và các cảng Đà Nẵng và Xuân
Đài (Phú Yên). Người ta sẽ bàn bạc xem có lợi cho cả hai nước hay
không nếu mở cửa thêm những khu đất khác và người ra cũng sẽ
quy định giới hạn những khu đất nhượng cho Pháp xung quanh các
cảng mở cửa. Pháp sẽ đặt các nhân viên của mình tại những nơi đó,
dưới quyền của công sứ Pháp tại Huế…

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.