BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 600

viên lãnh sự (hoặc công sứ) và viên lãnh sự (hoặc công sứ) đó sẽ chịu
trách nhiệm giao lại cho người có quyền thừa hưởng.

Điều 20: Để đảm bảo và làm dễ dàng cho việc thực hiện những

điều khoản và quy định của bản hiệp ước này, một năm sau khi ký,
Ngài chủ tịch nước Cộng hòa Pháp sẽ cử một viên công sứ hàm Bộ
trưởng bên cạnh Đức vua An Nam, Viên công sứ sẽ chịu trách nhiệm
duy trì những quan hệ hữu hảo giữa hai bên ký kết và chăm sóc thực
hiện nghiêm túc các điều khoản của hiệp ước.

Ngạch bậc của phái viên đó, những vinh dự và đặc quyền mà ông

ta được sẽ phải giải quyết sau này một cách nhất trí này và tuyệt
đối tương đương giữa hai bên ký kết với nhau.

Đức vua An Nam sẽ có thể cử công sứ của mình ở Paris và Sài Gòn.

Những chi phí mọi loại cần thiết cho việc lưu trú đó của các công

sứ bên cạnh chánh phủ liên kết với mình sẽ do chánh phủ nước nào
chịu nước ấy,

Điều 21: Hiệp ước này thay thế Hiệp ước 1862 và chánh phủ

Pháp tự nhận trách nhiệm sẽ thuyết phục được sự đồng ý của chánh
phủ Tây Ban Nha, trong trường hợp Tây Ban Nha không chấp nhận
những sửa đổi này đối với Hiệp ước 1862 thì bản hiệp ước này chỉ có
giá trị đối với nước Pháp và nước An Nam và những điều quy định
cũ liên quan đến Tây Ban Nha vẫn tiếp tục có hiệu lực. trong trường
hợp đó, nước Pháp sẽ chịu trách nhiệm trả khoản bồi thường chiến
phí cho Tây Ban Nha với tư cách chủ nợ của An Nam, để rồi được trả
lại theo đúng quy định của điều 7 bản hiệp ước này.

Điều 22: Bản hiệp ước này được ký kết cho lâu dài về sau. Nó

sẽ được phê chuẩn và việc trao đổi phê chuẩn sẽ thực hiện tại Huế
trong thời hạn một năm và sớm hơn nếu có thể. Nó sẽ được công bố
và có hiệu lực ngay sau khi cuộc trao đổi phê chuẩn xảy ra.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.