Chương 3. ... Và điều gì đó nữa
Câu hỏi thứ nhất
Osho ơi, thầy nói: Đi ra ngoài tâm trí. Không nghe theo huyên thuyên
của nó. Tạo kỉ luật cho nó và làm nó thành người hầu. Không là nô
lệ của nó. Nhưng làm sao biết được khi nào tâm trí bị vào kỉ luật và
khi nào nó bị đè nén? Thêm nữa, khi tôi nhận tính chất sannyas đêm
hôm nọ thầy đã nói đừng bị móc vào thầy. Tôi phải nói với thầy là
thầy đang đóng cánh cửa ổn định lại sau khi con ngựa đặc biệt này
đã chạy trốn.
Prem Lisa,
Sự khác biệt là lớn tới mức không thể nào bỏ lỡ được nó. Đè nén
xảy ra qua tranh đấu với tâm trí bạn. Kỉ luật xảy ra qua việc có tính
quan sát, nhận biết, tỉnh táo. Trong kỉ luật, không có tranh đấu được
ngụ ý. Trong kỉ luật, không có kết án, không đánh giá. Người ta đơn
giản nhìn vào tâm trí một cách im lặng, thấy toàn thể lưu thông,
không nói cái gì là đúng và cái gì là sai, cái gì phải có và cái gì phải
không có, hệt như, đứng bên đường, bạn quan sát mọi người đi qua
- thánh nhân và tội nhân, người đẹp, người xấu, người tốt, người tệ
- nhưng bạn không bận tâm. Nó chẳng liên quan gì tới bạn; bạn
được cắt ra khỏi nó.
Đó đích xác là nghĩa của từ tiếng Anh "ecstasy-cực lạc". Cực lạc
nghĩa là ở ngoài tâm trí. Bạn chỉ nhìn, như một người nhìn lên mây
đang bay trên trời hay nhìn dòng sông đang chảy qua - bình thản,
tách rời. Bạn không cố bám lấy cái gì đó mà bạn cũng không cố đẩy
cái gì đó ra xa khỏi bạn.
Đây là nhận biết thuần khiết: bạn chỉ là tấm gương. Và trong việc chỉ
là gương, phép màu xảy ra - phép màu của kỉ luật. Dần dần, dần
dần, lưu thông bắt đầu biến mất. Ý nghĩ ngày càng ít di chuyển trên
đường, hình ảnh ngày càng ít xuất hiện trên màn ảnh, kí ức, tưởng
tượng ngày càng ít đi. Kẽ hở bắt đầu xuất hiện.
Bà mẹ đang nói với đứa con, "Con phải rất chăm chú khi con đi tới
trường vì giao thông là nguy hiểm vào giờ cao điểm."