là tay bắn súng. Chung quanh bức tường đất bên ngoài nhà, cách vài xích-
thước liền có lỗ khoét cho khẩu súng, dùng để kê súng. Bởi vì chung quy là
tại ngoại thành, phép vua nào có hiệu lực cõi biên thùy, thói quen tự lực
cánh sinh tự bao đời trước cứ mãi truyền xuống như thế. Chẳng qua vài
năm trở lại đây thế cuộc bình yên, có lẽ do vì người Nhật Bản nghiêm hình
trọng phạt, giặc cỏ cướp đường gần như giấu che tung tích, họ về đồng
ruộng giả trang làm việc canh nông đồng thời tạo dựng một nghề chánh
đáng.
Sinh hoạt tại hương thôn rất nhanh được sắp đặt an bài ổn thỏa. Ban ngày,
Phượng Tường thường cưỡi ngựa, đi dọc theo con đường làng đất đá không
tên, dường như dài vô tận. Từ nơi phương xa, đôi lúc có xe lửa lên bắc
xuống nam gầm gừ chạy vội qua, khói ám đen ngòm liên lục như mây như
mù nơi giữa trời xanh lan tỏa, che lấp chân trời. Phượng Tường thường hay
dừng cương ngựa, lặng lẽ ngắm nhìn, để lòng theo chiếc hỏa xa trên đường
đi về chốn vô định xa xăm, xa tít mù khơi.
Người quản gia là Tôn lão đầu tuổi chừng độ sáu mươi, người cao to khỏe
mạnh, nước da đen đúa; trên mặt lỗ chỗ vết thẹo, có lẽ ngày trước từng bị
bệnh đậu mùa, trông như hung thần ác quỷ; nhưng lại là một ông lão xấu
mặt mà lòng dạ thiện lương, tất cả người trong làng đều gọi ông là Tôn mặt
rỗ. Người con dâu của ông, năm ngoái đã sinh cho ông một đứa cháu nội,
tiểu niếp niếp (bé tí tẹo) sinh ra lại trắng nõn nà, tròn trịa giống như người
tuyết nhỏ được dựng thành trong mùa đông. Tôn lão đầu ban ngày thường
ôm cháu ngồi trong sân hong nắng, cười meo meo rút ra tẩu thuốc, ngậm
rồi lấy tay chơi đùa với cháu.
Phượng Tường thật không thích tiểu hài tử cho lắm, nhưng Niếp niếp và
chàng lại rất có duyên, nhìn thấy chàng là nó sẽ từ trong lòng tổ phụ quơ
tay quơ chân mỉm cười, muốn Phượng Tường bế, chiếc miệng nhỏ vừa mọc
răng nanh “cục cục” kêu lên, cũng không rõ là rốt cuộc nó kêu lên ca ca
hay thúc thúc. Có lúc, Phượng Tường ôm Niếp niếp tản bộ ra giữa cánh