Sự thật là Canh Dương từ Cáp-Nhĩ-Tân trở về, sau đó thì bị một cơn bệnh
nặng, nằm nguyên cả một tuần lễ tại trong bệnh viện. Trên giường bệnh,
trong lòng chỉ lo nghĩ có Phượng Tường, rời bệnh viện được một ngày, là
chạy vội đến trước nhà Phượng Tường thăm viếng; đại môn đóng chặt,
chẳng thấy bóng ai chờ trông, không một tiếng người, lại giống như một
ngôi nhà bỏ hoang, anh kinh sợ đến sởn cả tóc gáy. Không thể trong
khoảng thời gian ấy, Phượng Tường chỉ giống như hơi nước bốc tan trong
chân không của ký ức, mất hình mất dấu rồi ư? Có phải chăng đến phút
cuối mới phát hiện người này chỉ là ký ức hỗn loạn của anh, người khác
hoàn toàn không nhận biết?
Rốt cuộc lần thứ ba, anh chịu hết nổi, bèn gõ cửa hỏi thăm; người giữ cửa
là một tiểu tỳ rất lạ mắt, trên mặt cô ta đầy sự hoài nghi bảo rằng Phượng
Tường đã về quê rồi. Không thể dùng mắt xét đoán, Canh Dương hổ thẹn
hỏi rõ ràng nơi chốn; tiểu tỳ nói năng lúng lúng bảo là không biết rõ, rồi
quay vào nhà lục kiếm bản đồ.
Hôm nay trời tờ mờ sáng, anh nói dối trong nhà là muốn ra ngoại ô vẽ cảnh
vật, có lẽ đến tối mới quay về, rồi bèn đạp xe lên đường tìm đến, bởi vì
không có phương tiện giao thông nào khác. Sáng tinh mơ ra khỏi cửa, lại
phải tìm đường, lại là con đường đất bùn đá sỏi không thật tốt cho việc cưỡi
xe, giữa đường dây xích xe đạp bị tuột, sửa mất cả một lúc, kéo dài đến lúc
này mới tới nơi.
Phượng Tường nghe anh lao khổ nhọc nhằn đến thế, lại được nhìn thấy mặt
anh, lại nhớ đến sự nồng nàn thắm thiết của Canh Dương, khiến chàng chỉ
muốn ôm chặt lấy anh. Chàng muốn Canh Dương theo chàng vào trong nhà
nghỉ ngơi, trong lòng cứ nghĩ việc này có gây rắc rối nhỏ to gì thì cũng
đành chịu, mặc kệ, mảnh tình này của Canh Dương, không thể phụ lòng.
Nhưng Canh Dương mỉm cười khẽ lắc đầu. Phượng Tường hỏi anh đã ăn gì
chưa? Canh Dương cười bảo có mang theo hộp thức ăn sushi (cơm cuốn
rong biển) mà mẹ làm cho anh, anh vỗ vỗ vào chiếc khăn vải hoa xanh cột