chừa lối hành lang dài băng qua sân trước. Căn cũ xây bằng cây, căn mới
xây bằng gạch. Đến năm 1955 quy hoạch phân vùng lúc đó đưa mấy em đi
ở tạm một nơi, toàn bộ dãy nhà sơn một màu vàng.
Nhân viên nhà đất chịu nhượng bộ, chắc là được đút lót. Bọn em út trở về,
khách lại đông như cũ. Không ai than phiền. Max, Estelle ở chung với
mười hai anh em – có gia đình riêng, chịu khó làm ăn, chủ nhật còn đi lễ
nhà thờ.
Tôi uống đã say. Lý do không gây tai nạn một chặng đường dài về xóm
Bethune cũng dễ hiểu bởi tôi không nhớ mình đang lái xe, tôi lái theo phản
xạ. Xe dừng lại tôi nhấn nút ngoài cửa, thò tay ra mà cũng không hay. Tai
không nghe tiếng chuông tôi nhớ mình có nói nhà to quá.
Người đàn bà mặt mũi khó chịu ra mở cửa. Tôi đoán chừng bà đã ngoài
bốn mươi nhưng chưa tới sáu mươi lăm tuổi, bà có nước da đen, da mặt đã
có nhiều nếp nhăn. Mắt bà nhìn ươn ướt như màu bùn. Hai bàn tay nhỏ xíu
giơ lên đỡ chiếc áo tắm màu hồng, trông nó sù sì cứng cáp.
“Estelle”, tôi nói. Mặt tôi lúc đó trông thật ngờ nghệch, phản chiếu với tấm
gương soi khuôn đồng choán một phần tường, phía sau chỗ Estelle đang
đứng. Bà nhìn chòng chọc, tôi cứ tưởng đâu có một giấc mơ vừa tàn.
Tôi nhếch mép cười theo.
“Ông đến có việc gì?”, bà hỏi, với giọng không mặn mà chút nào.
“Tôi kiếm chỗ uống rượu, có em út ngồi chơi nói chuyện. Tôi rùng mình!
Đứng ngoài trời lạnh thế này?
“Ông vừa mới uống ở đâu tới, có sẵn vợ ở nhà và ôm ấp cho ấm”.
“Có mối sộp bà nỡ làm ngơ sao?”.
Estelle sửa lại lọn tóc trên đầu,nó vẹo qua một bên bà không để ý.
“Ở đây không có cái ông muốn tìm. Tôi không dám tin ông Easy. Tôi nghe
nói về ông nhiều quá rồi. Ông cần gì nào? Tôi không hỏi nữa đâu?”.
Tôi ráng giữ một nụ cười thân mật đưa mắt nhìn vô tấm gương soi phía
trước.
Như tôi nói ban nãy. Tôi kiếm chỗ uống rượu có em út ngồi nói chuyện, thế
thôi?
“Vậy sao ông tới đây?”.