Sachs ngồi đối diện ông ta: Pulaski bước đến chỗ cửa sổ, nhìn ra toàn
cảnh bãi cỏ được tỉa tót gọn gàng.
Boston đang chau mày. “Tôi có bị truy tố đi nữa thì sẽ chiếu theo Đạo
luật Gián điệp. Đó là cấp liên bang. Mấy người là cấp bang. Tại sao mấy
người đến?”
“Luật pháp cấp bang có nhiều ngụ ý lắm,” cô trả lời, cố ý nói mơ hồ.
“Cho tôi biết. Tại sao ông rò rỉ chỉ lệnh khử STO? Phải chăng vì ông nghĩ
đây là chuyện phải đạo, khi nói cho cả thế giới biết tổ chức của ông đang
sát hại công dân Mỹ?”
Ông ta buông một tiếng cười cay cú. “Cô nghĩ có người thật sự quan tâm
đến chuyện đấy sao? Thủ tiêu al-Awlaki có làm Obama mất mát gì đâu? Ai
cũng nghĩ đó là chuyện phải đạo - ai cũng vậy trừ công tố viên của cô.”
“Thì sao?” cô hỏi.
Ông ta tựa mặt vào hai bàn tay trong chốc lát. “Mấy anh chị còn trẻ. Mấy
người không hiểu đâu.”
“Nói tôi nghe,” Sachs kiên trì.
Boston ngước lên nhìn bằng cặp mắt rực lửa. “Tôi làm việc cho NIOS
ngay từ ngày đầu, từ ngày nó được thành lập kia. Tôi từng làm tình báo
quân đội, từng làm trong CIA. Tôi từng ở dưới mặt đất điều hành nội gián
hồi Shreve Metzger còn đang tiệc tùng xả láng ở Cambridge và New Haven
kìa. Tôi có vai trò nòng cốt trong việc chống lại Cách mạng Hồng - bọn xã
hội chủ nghĩa vào những năm 90. Hugo Chávez tại Venezuela, Lula tại
Brazil, Néstor Kichner tại Argentina, Vázquez tại Uruguay, Evo Morales tại
Bolivia.” Ông ta lạnh lùng nhìn Sachs. “Mà ngay cả mấy người đó là ai cô
có biết không?”
Ông ta dường như chẳng mong chờ một câu trả lời. “Tôi đã điều phối hai
lần thay đổi thể chế tại Trung Mỹ và một lần tại Nam Mỹ. Chè chén trong
những quán rượu tồi tàn, hối lộ nhà báo, nịnh nọt bọn chính trị gia bậc
trung tại Caracas và Buenos Aires. Đến dự đám tang khi các nội gián của
tôi vô tình bị giết có chủ tâm trong một vụ đụng xe bỏ chạy, và chẳng ai
biết được họ đã anh dũng như thế nào. Xin tiền Washington, giao kèo với
mấy thằng từ London, Madrid, Tokyo… Rồi khi đến lúc cần một cục