BÚT KÝ ĐƯỜNG TAM TẠNG - Trang 100

- 100 -

Đại Đường Tây Vực Ký

có Bảo Tháp thờ tóc và móng tay của Như Lai. Người nào có bịnh nặng

trầm kha, thành tâm đến đây đi lễ tháp bệnh kia nhờ phước đức nầy sẽ

được thuyên giảm. Phía Đông Nam của đại thành đi hơn 200 dặm, đến

thành Nạp Phược Đề Bà Cự La, nằm bên phía đông của bờ sông Hằng,

chu vi hơn 20 dặm có rừng cây soi bóng trên hồ nước phản ảnh chiếu

sáng lung linh trông rất đẹp mắt.

Phía tây bắc của thành Nạp Phược Đề Bà Cự La là sông Hằng. Phía

đông của sông nầy có một đền thờ. Đền thờ kiến trúc rất tinh vi đẹp đẽ.

Phía đông của thành 5 dặm có ba ngôi Già Lam cùng một nơi, nhưng cửa

đi lại khác. Có hơn 500 Tăng Sĩ, tu theo phái Tiểu Thừa, thuộc Thuyết

Nhứt Thiết Hữu Bộ. Mặt trước của chùa đi hơn 200 bước lại có một Bảo

Tháp, do Vua A Dục xây, nền móng vững chắc cao hơn 100 thước. Nơi

đây ghi lại ngày xưa, đức Như Lai đã thuyết pháp bảy ngày. Trong tháp

ấy có Xá Lợi, thường phóng ra hào quang và chính nơi đây cũng là nơi

ghi lại dấu tích và là nơi kinh hành tọa thiền của bốn vị Phật trong quá

khứ. Phía bắc của chùa nầy cách 3.4 dặm, đến bờ sông Hằng. Ở đó có

một Bảo Tháp cao hơn 200 thước, do Vua A Dục kiến tạo nên, để ghi lại

nơi đây ngày xưa đức Như Lai đã thuyết Pháp bảy ngày. Lúc bấy giờ

có 500 Ngạ Quỷ đến nơi Phật thuyết Pháp, sau đó giác ngộ bỏ thân quỷ

mà được sanh Thiên, bên cạnh Bảo Tháp Thuyết Pháp cũng là nơi ghi lại

dấu tích của bốn vị Phật trong quá khứ kinh hành và tọa thiền. Nơi đây

cũng có Bảo Tháp thờ tóc và móng tay của Như Lai. Từ đây đi về hướng

đông nam hơn 600 dặm qua sông Hằng, phía Nam đến nước A Du Đà.

Nước A Du Đà chu vi 5000 dặm. Đô thành chu vi hơn 20 dặm. Nông

nghiệp rất thịnh hành. Hoa quả tốt tươi. Khí hậu ôn hòa. Gió mưa phong

tục đều tốt đẹp. Người thích tu phước, siêng năng học tập. Có hơn 100

ngôi Già Lam, hơn 3000 Tăng Sĩ, theo cả Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa. Có 10

đền thờ và ít ngoại đạo. Bên trong thành lớn có một ngôi chùa cũ có thờ

đức Phạt Tô Bán Độ (Vasubandhu) Bồ Tát (Thế Thân-Thiên Thân). Ngài

ở đây hơn 10 năm, để soạn ra các tác phẩm Luận Nghị giữa Tiểu Thừa

và Đại Thừa. Tại nơi nầy ngày xưa cũng là nơi mà Ngài Thế Thân Bồ Tát

cũng vì các vị Quốc Vương ở bốn phương và các vị Sa Môn, Bà La Môn

mẫn tuệ, giảng nghĩa và thuyết pháp nghị luận tại nơi đây. Phía bắc của

thành hơn 4 dặm rưỡi, giáp bờ sông Hằng, nơi đây có một đại Già Lam,

trong đó có một Bảo Tháp cao hơn 200 thước do vua A Dục dựng lên.

Nơi đây là nơi mà Như Lai đã vì trời người, các loài thuyết Diệu Pháp

trong vòng ba tháng. Nơi đây cũng có Bảo Tháp ghi lại dấu tích của vị

Phật trong quá khứ đi kinh hành và tọa thiền. Già Lam phía Tây hơn 4.5

dặm, có Bảo Tháp thờ tóc và móng tay của Như Lai. Phía bắc của Bảo

Tháp thờ tóc và móng tay, có một Già Lam, ghi lại dấu tích của luận

sư về kinh bộ Thất Lợi Đa La (Thắng Thọ). Chính nơi nầy Ngài đã chế

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.