- 102 -
Đại Đường Tây Vực Ký
Khi tôi đi nhiễu thì thấy Sư Tử Giác ở ngoại viện đang mê đắm hoan
lạc, không đoái hoài gì đến báo thân thọ mệnh.
Bồ Tát Vô Trước hỏi:
Thật như vậy sao? Ông có gặp đức Di Lặc không? Ngài đang thuyết
Pháp gì vậy?
Có gặp, Ngài bảo chưa nên nói và đang diễn thuyết Diệu Pháp giống
hệt như ở đây. Tiếng của Bồ Tát Diệu Âm thanh tao hòa nhã, nghe không
mệt, nhận không chán.
Phía bên tây bắc của giảng đường Vô Trước hơn 40 dặm đến một
ngôi chùa cổ, phía bắc giáp với sông Hằng, ở giữa có một Bảo Tháp
rộng lớn cao hơn 100 mét. Đây là nơi mà ngài Thế Thân Bồ Tát sơ phát
Đại Thừa tâm. Ngài Thế Thân Bồ Tát từ bắc Ấn Độ đến nơi đây. Lúc ấy
ngài Vô Trước Bồ Tát bảo môn nhân ra nghinh tiếp. Khi đến Già Lam
nầy, gặp gỡ và hội kiến với nhau. Đệ tử Vô Trước dừng ở phía ngoài cửa
phòng vào ban đêm tụng kinh Thập Địa, ngài Thế Thân nghe rồi, cảm
động giác ngộ và hối hận. Giáo Pháp thậm thâm vi diệu từ xưa đến nay
chưa từng nghe qua. Sự phỉ báng trước đây phát xuất từ lưỡi nầy, mà
lưỡi nầy là tội căn bản cho nên ta muốn cắt đi. Liền cầm dao lên và muốn
tự cắt lưỡi. Lúc đó thấy ngài Vô Trước đến và bảo rằng:
Phàm muốn cho giáo lý Đại Thừa được tuyên dương mà chư Phật
tán thán, chư Thánh đệ tử ca ngợi. Ta muốn sự hối quá của ông nên tự
hiểu biết, mà sự hiểu biết đó không có gì hơn là dùng lưỡi nầy để phù
trợ Thánh Giáo Đại Thừa chớ không nên cắt lưỡi. Trước đây lưỡi nầy
hủy báng Đại Thừa thì bây giờ chính cái lưỡi đó nên tán thán Đại Thừa.
Điều ấy có phải là một sự thay đổi tốt đẹp hơn không. Ngậm miệng im
lời thì lợi ích hơn. Khi nói lời ấy xong rồi thì chẳng thấy đâu nữa. Ngài
Thế Thân theo lời dạy ấy chẳng cắt lưỡi mà tiếp thọ Giáo Lý Đại Thừa.
Từ đó nghiên cứu tinh chuyên tư tưởng để chế ra Đại Thừa Luận có cả
trăm bộ như thế để tuyên dương Pháp nầy. Từ phía đông hơn 300 dặm
đi qua sông Hằng đến phía bắc, gặp nước A Già Mục Khứ.
Nước A Già Mục Khứ chu vi 2450 dặm. Đô thành tiếp giáp với sông
Hằng chu vi hơn 20 dặm. Khí hậu và phong thổ nước nầy giống như
nước A Du Đà. Nhân tình thuần hậu. Phong tục chất phác. Siêng năng
học tập và làm phước bố thí. Già Lam có năm cảnh và Tăng tín đồ hơn
1000 người. Họ học theo phái Tiểu Thừa Chánh Lượng Bộ. Đền thờ có 10
ngôi. Ngoại Đạo sống hỗn tạp.
Phía đông nam của thành không xa, thì gặp sông Hằng. Bên bờ sông
có một Bảo Tháp do Vua A Dục dựng nên cao hơn 200 thước. Nơi đây là