- 103 -
Đại Đường Tây Vực Ký
nơi ghi lại đức Như Lai ngày xưa thuyết pháp ba tháng. Ở tại phía đây
cũng có di tích ghi lại nơi tọa thiền và kinh hành của bốn vị Phật trong
quá khứ. Nơi đây cũng có Bảo Tháp bằng đá để tôn thờ tóc và móng tay
của Như Lai. Tăng Già Lam nầy có hơn 200 người. Họ trang sức tượng
Phật rất uy nghiêm tự tại. Có nhiều nhà cửa rộng rãi bên cạnh. Đây là
nơi ngày xưa Phật Đà Đà Bàn (Giác Sử) luận sư đã chế ra Đại Tỳ Ba Sa
Luận thuộc Thuyết Nhứt Thiết Hữu Bộ, từ đây qua phía đông nam đi
hơn 700 dặm qua sông Hằng và tiếp đến là sông Diêm Mâu Na, đến phía
bắc, gặp nước Bát La Dà Dà.
Nước Bát La Dà Dà chu vi hơn 5000 dặm. Đô thành nằm hai bên sông
giao nhau. Chu vi hơn 20 dặm. Họ sống bằng nghề trồng trọt lúa và
hoa quả. Khí hậu ôn hòa. Phong tục tập quán hiền lành, ham học nghề
nghiệp, tin theo Ngoại Đạo. Có hai ngôi Già Lam, ít Tăng Sĩ. Họ tu theo
phái Tiểu Thừa, Có hơn 100 ngôi đền. Ngoại Đạo sống hỗn tạp. Phía tây
nam thành lớn, ở giữa rừng cây Bát Ca Hoa, có một Bảo Tháp do Vua A
Dục dựng lên.
Tháp nầy cao hơn 100 thước, nơi đây ghi lại ngày xưa đức Như Lai
đã hàng phục ngọai Đạo. Bên cạnh đó có tháp thờ tóc và móng tay của
Như Lai, cùng nơi kinh hành và nhiễu Phật.
Bên cạnh Tháp thờ tóc và móng tay, có một ngôi chùa cũ. Nơi đây
ngài Đề Bà (Thiên Thọ) Bồ Tát đã tạo ra Quảng Bách Luận. Nhằm khuất
phục Tiểu Thừa và hàng phục Ngoại Đạo. Đầu tiên Đề Bà Bồ Tát đến ở
chùa nầy. Ở trong thành có nhiều Ngoại Đạo Bà La Môn. Họ là những
bậc luận sư biện tài vô ngại. Khi nghe đến tên, không thể không biết đến
được tuy họ biết ngài Đề Bà là người nghiên cứu sâu về áo nghĩa của
kinh điển. Họ vẫn muốn luận đạo với ngài, lại hỏi về tên tuổi.
- Ông tên gì?
Đề Bà đáp:
- Tên là Trời
Ngoại Đạo hỏi:
- Trời là ai?
Đề Bà đáp:
- Là Ta
Ngoại Đạo hỏi:
- Ta là ai?