- 106 -
Đại Đường Tây Vực Ký
hạt minh châu trong búi tóc ra, toàn bằng anh lạc. Sau đó tiếp tục cho
mà trong tâm không có gì hối hận cả và tự nói rằng: Lành thay những gì
mà ta có hãy cho vào trong tàng kim cang bền chắc. Từ nay về sau, nếu
có các Vua của nước khác đem hiến tặng những đồ trân quý thì đừng lấy
mà đem cất vào trong kho đó.
Nơi phía đông của chỗ bố thí là cửa ngõ của hai con sông giao nhau.
Mỗi ngày có hàng trăm người tự dầm mình chết theo tục lệ ở đó vì cầu
sanh vào thiên giới. Ở nơi nầy họ không ăn gì hết mà tự trầm mình tắm
rửa trong dòng sông đó để tội dơ được tiêu diệt, mà theo tục lệ của nước
kia từ xưa đến nay chưa dừng nghỉ. Họ không ăn trong bảy ngày như
thế và sau đó tự giết mình. Cho đến những con thú núi rừng cũng vân
tập bên bờ sông hoặc lặn hụp trong đó hoặc nhịn ăn mà chết. Đây là
nơi mà vua Giới Nhựt chẩn thí rất nhiều. Có một con khỉ ở bên bờ sông,
ngồi dưới gốc cây tuyệt thực qua nhiều ngày như thế đói mà chết. Ở đây
những người ngoại đạo tu khổ hạnh thường hay đứng bên bờ sông để
chờ mặt trời lên rồi một tay một chân đưa sát nhau và tay khác chân khác
giữ nguyên vị trí cũ. Đứng một chân như vậy chẳng nhúc nhích mắt
không rời, quán mặt trời qua bên trái cho đến tối mới buông xả, những
người như thế nầy nhiều vô cùng. Họ nghĩ rằng siêng năng hành trì khổ
hạnh như thế mới xuất ly sanh tử. Hoặc có người thực hành như thế hơn
10 năm không giải đãi. Từ đây qua phía tây nam vào trong khu rừng lớn,
có ác thú và voi dữ qua lại rất nhiều. Nếu người đi không đông thì khó
mà qua được. Đi hơn 500 dặm, đến nước Kiều Thường Di.
Nước Kiều Thường Di chu vi hơn 6000 dặm. Đô thành hơn 30 dặm.
Đất đai màu mỡ, lợi tức rất nhiều. Họ cấy lúa và có trồng nhiều mía. Khí
hậu nóng. Phong tục tập quán thuần hòa, ưa học nghề nghiệp và thích
làm phước thiện. Có hơn 10 ngôi Già Lam, đa phần bị hoang phế. Có
hơn 300 Tăng Sĩ tu theo Tiểu Thừa. Đền thờ hơn 50 ngôi. Ngoại Đạo sống
tạp nhạp. Trong thành nội thuộc cố cung có một tịnh xá lớn cao hơn 60
thước có khắc tượng Phật bằng trầm, bên trên có một Bảo Cái toàn bằng
đá. Vua Ổ Đà Diễn Na đã tạo nên tượng ấy hình dáng rất đẹp đẽ trang
nghiêm. Ánh sáng quang minh rực rỡ mà các Vua nước khác đã ỷ lại vào
sức lực nên muốn chiếm đoạt. Tuy rằng có nhiều người nhưng chưa ai có
thể di chuyển được. Khi thành tâm cúng dường lời nói chân thật sẽ được
giữ nguyên tức là tượng nầy vậy. Sau khi Như Lai thành Chánh Giác
rồi, Ngài thăng thiên cung để thuyết pháp cho mẹ ba tháng không trở
lại, vị Vua nầy nguyện đúc tượng Phật cho nên mới thỉnh Tôn Giả Một
Đặc Già La Tử (Mục Kiền Liên) dùng thần thông lực để đón tiếp công
nhân từ thượng giới về, quán thân của đức Như Lai để làm tượng bằng
gỗ Bạch Đàn. Khi đức Như Lai từ cõi Tự Tại Thiên cung trở về, tượng
khắc bằng Bạch Đàn tự nhiên đứng lên nghinh tiếp Thế Tôn và vấn an