- 219 -
Đại Đường Tây Vực Ký
Rồi cũng từ phía tây nam của chùa A La Hán đi hơn 20 dặm, đến núi
Cô Sơn. Trên đảnh núi có một Bảo Tháp bằng đá, nơi đây Ngài Trần Na
Bồ Tát tạo nên Nhân Minh Luận (Dinnagà-Đồng Thụ). Bồ Tát Trần Na
là người sau Phật Nhập Diệt mặc Pháp Y, chí nguyện rộng lớn, huệ lực
thăm thẳm, thương đời chẳng nơi nương tựa, nên muốn hoằng dương
Thánh Giáo, mà tạo ra Nhân Minh Luận. Lời sâu lý rộng. Nếu bậc học
giả không cố gắng thì khó thành sự nghiệp, bèn vào thâm sơn tham thiền
nhập định quán sát nội tâm, xem xét lợi hại mới tạo nên văn nghĩa. Lúc
bấy giờ trong động đá gây nên tiếng vang, khói mây biến thái, cho nên
sơn thần đến gặp Bồ Tát thân cao trăm thước và xướng lên lời rằng:
- Ngày xưa, đức Phật Thế Tôn vì quyền biến hướng dẫn hàm linh và
vì tâm từ bi mà Thuyết Nhơn Minh Luận, diệu lý bao quát ngôn từ sâu
sắc. Như Lai tịch diệt nghĩa ấy đã bị chôn vùi. Bây giờ có ngài Trần Na
Bồ Tát, phước trí cao vời, sâu hiểu Thánh Giáo về Nhân Minh Luận cho
nên trùng tuyên lại.
Lúc đó Bồ Tát phóng đại quang minh chiếu đến những nơi u ám và
Vua của nước nầy sanh tín tâm sâu xa và tôn kính Tam Bảo. Thấy tướng
quang minh nầy, nghi rằng đã vào Kim Cang Định, nhân đây mà thỉnh
Bồ Tát chứng quả Vô Sanh. Bồ Tát Trần Na đáp:
- Ta đã nhập định và quán sát. Nếu muốn dịch nghĩa chú thích kinh
nầy sâu sắc, thì tâm phải hiểu rộng biết nhiều chẳng nguyện chứng quả
Vô Sanh.
Vua đáp:
- Quả Vô Sanh là nơi Thánh chúng ngưỡng mộ, xa lìa tam giới, chứng
được tam minh là điều rất cao cả. Nguyện nên chứng lấy.
Bồ Tát Trần Na lúc ấy rất hoan hỷ lời thỉnh cầu của Vua nên liền
chứng quả Vô Học. Bồ Tát Văn Thù (Diệu Cát Tường) thương tiếc, muốn
cảnh giới khảy móng tay liền ngộ và nói rằng:
- Tiếc thay! Làm sao mà bỏ cái tâm rộng lớn chỉ vì ý chí hẹp hòi. Từ
việc nhớ nghĩ cho riêng mình kể cả luôn cái chí nguyện. Nếu muốn có
lợi lạc, hãy nói rộng cái Thuyết Du Già Sư Địa Luận của Bồ Tát Từ Thị
hướng dẫn cho kẻ hậu học được lợi ích biết là bao.
Bồ Tát Trần Na kỉnh thọ ý chỉ phụng trì sám hối. Rồi từ đây nổi trôi
nghiên cứu rộng thêm Nhân Minh Luận. Nếu những học giả sợ giải bày
luận có tính chất từ chương thì hãy đưa nghĩa lớn của tông phong mà
bày ra lời nói vi diệu làm nên Nhân Minh Luận để hướng dẫn cho kẻ
hậu học về sau.