- 232 -
Đại Đường Tây Vực Ký
sự thành công mới, nên chúng dân xin tôn lên ngôi vị làm Vua. Tăng Già
La không từ chối, hoan hỷ chấp nhận lời cung thỉnh của quần thần và
các quan, sau đó lên ngôi Vua. Với gương trước mà liền tiêu biểu cho kẻ
hiền lương cho nên ra lệnh rằng:
- Ta trước đây là thương nhân đến nước La Sát. Sự sống chết khó
lường và việc tốt xấu khó phân. Nay được cứu ra khỏi nạn dữ nên hãy
chỉnh đốn binh giáp để cứu nguy và giúp kẻ hoạn nạn làm phước cho
quốc gia và lấy những của quý nầy làm lợi cho quốc gia, cho nên cử binh
đi qua đảo kia. Lúc đó trên thành sắt lá cờ hiện lên chữ Hung, các La Sát
Nữ thấy vậy bàng hoàng lo sợ liền ủy mị ra nghinh dụ dỗ. Vương đã
biết điều dối trá ấy, nên ra lệnh các binh sĩ miệng tụng thần chú, thân
hiện uy vũ. Các La Sát Nữ trấn giữ không được nên thối lui và bại trận.
Khi chạy khỏi rồi, đảo nầy trở nên an ổn. Nước chảy thành màu hồng là
do phá thành sắt, đập bể ngục sắt để cứu những thương nhân nhặt được
nhiều của quý. Vua chiêu mộ lê dân đến ở đảo nầy, kiến lập thành ấp tạo
nên quốc gia. Lấy tên của Vua làm tên của quốc gia, mà trong Bổn Sanh
truyện của đức Thích Ca có ghi.
Nước Tăng Già La có nguồn gốc xuất phát từ sự dâm loạn, nhưng
sau khi Phật nhập diệt 100 năm, thì có em (con) của Vua A Dục Ma Hê
Nhơn Đa La (Mahindha) xả ly ái dục, chí cầu Thánh Quả, chứng được
lục thông và đầy đủ tám giải thoát. Ngài dùng thần túc bay qua hư
không, để đến nước nầy, hoằng truyền Chánh Pháp lưu giữ lời dạy của
đức Phật. Từ đó về sau phong tục thuần tín. Có hơn 100 ngôi Già Lam,
và hơn hai vạn Tăng Sĩ tu theo Đại Thừa và Thượng Tọa bộ. Sau khi Phật
Giáo truyền vào hơn 200 năm, ở đây chia ra làm hai bộ phái rõ ràng. Một
là Ma Ha Tỳ Ha La Trụ Bộ, bài bác Đại Thừa tu tập Tiểu thừa. Phái khác,
theo A Phạt Già Đệ Lý Trụ Bộ. Họ học cả hai thừa và hoằng truyền Tam
Tạng. Tăng đồ giới hạnh thanh tịnh, định huệ sáng trong là những bậc
mô phạm tuyệt vời, nơi Vương cung là một tinh xá thờ răng Phật, cao
hơn 100 thước, lại trang sức bằng trân châu và những đồ trân quý. Bên
trên tịnh xá có xây một cây trụ cao. Trên đó có để một cái bát báu gọi là
Đàm Ma La Ca. Từ cái bát báu nầy phát ra ánh sáng rất vi diệu. Ngày
đêm xa gần đều thấy sáng như ngôi sao. Nhà Vua cứ ba ngày lại đến nơi
thờ răng Phật, để dâng nước, dâng hương cúng dường. Hoặc đốt nến,
hoặc dùng những đồ trân bảo để tu phước cúng dường. Phía bên tịnh xá
răng Phật có một tịnh xá nhỏ, nơi đây cũng được trang sức gồm nhiều
kim loại quý, trong đó có một tượng Phật bằng vàng, mà tiên vương đã
tự thân hiến cúng. Trên nhục kế của tượng được trang sức bằng đồ quý.
Nhưng sau đó, có kẻ muốn lấy trộm, nhưng nhờ nhiều lớp cửa bao bọc
mà trấn giữ được. Ăn trộm đào hầm thông dưới tinh xá để đi vào bằng
hang, muốn trộm tượng quý, nhưng không được. Bọn trộm rút lui và