- 233 -
Đại Đường Tây Vực Ký
than rằng:
-Như Lai ngày xưa tu hành khổ hạnh, khởi lòng đại bi phát hoằng
thệ nguyện. Trên từ thân mệnh dưới đến quốc thành, vì lòng thương
bốn loài mà chu cấp tất cả, mà bây giờ thì tượng quý như thế. Lời nói
rất là hay nhưng bây giờ không phải là việc làm ngày xưa nữa, nên cúi
đầu trước tượng quý và nếu lấy được sẽ đem đi bán. Có người thấy vậy
mới nói rằng:
- Đồ quý như thế là của tiên vương đã để trên đầu tượng Phật bằng
vàng, mà nay từ đâu có mà bán?
Sau đó, họ đến thưa với Vua và Vua hỏi xuất xứ từ đâu, kẻ trộm đáp
rằng:
- Phật tự cho con, con đâu có lấy.
Vua biết là không thành thật cho nên ra lệnh kiểm tra trên đầu tượng
Phật. Vua thấy linh thiêng tín tâm thuần chất cho nên không bắt tội
người nầy mà lại chưộc gấp đôi đồ quý đó rồi cho an trí lên trên tượng
trở lại, và tượng ấy gục đầu xuống cho đến ngày hôm nay. Bên cạnh nhà
Vua cũng kiến thiết một nhà ăn lớn, mỗi ngày có cả một vạn tám ngàn
tăng ăn uống. Lúc ăn thì chư tăng mang bình bát đến để dùng. Ăn xong
rồi thì trở về chỗ ở của mình. Từ khi Phật giáo được truyền sang, họ
đều kiến thiết nơi thừa tự và sự cúng dường như thế. Con cháu nối tiếp
truyền thống ấy cho đến ngày nay. Cả mười mấy năm, nước nầy chính
sự bị rối loạn và chưa biết rõ ràng hưng phế ra sao (thời ngài Huyền
Trang).
Hải sản của nước nầy thâu thập được nhiều sản vật trân quý. Hoàng
tộc của Vua đem cúng thần hoặc là bán đi. Cho nên đô nhân si tử đến
đây rất nhiều, để mua bán để cầu phước báo. Nhiều loại như thế không
giống nhau. Tùy theo từng loại vật quý mà được đóng thuế lên đó.
Phía đông nam của nước có núi Lăng Già, có nhiều hang động u tịch
thần bí nên chư thần hay tới lui. Tại nơi đây ngày xưa đức Phật nói kinh
Lăng Già. Phía nam của nước nầy có bờ biển dài cả ngàn dặm, thuộc về
châu Na La Khể La. Người ở Châu nầy nhỏ thó, cao khoảng ba thước ta,
không dùng lúa gạo mà chỉ ăn dừa thôi.
Phía tây của châu Na Lê Khể La, cũng có bờ biển dài hơn 1000 dặm.
Dọc theo đảo nầy phía đông có tượng Phật bằng đá cao hơn 100 thước,
mặt ngồi xây về hướng đông, để trái cầu Nguyệt Ái trên nhục kế, mỗi
khi ánh trăng chiếu thì nước từ trái cầu chảy ra thấm vào đá, chảy ra
suối. Lúc ấy có một thương nhân gặp gió to bão lớn thuyền tấp vào đảo