BÚT KÝ ĐƯỜNG TAM TẠNG - Trang 236

- 236 -

Đại Đường Tây Vực Ký

chùa xây trên núi, có nhiều tầng và lưng chùa là vách núi. Do ngài A La

Hán A Chiết La xây dựng, vị A La Hán nầy là người miền tây Ấn Độ,

mẹ của ngài sau khi mạng chung, Ngài muốn quán sát xem sanh về xứ

nào thì thấy sanh vào nước nầy và thọ thân người nữ. Vị A La Hán ấy

lại đi đến nơi đây, muốn hóa độ phải tùy cơ nhiếp thọ vào làng khất

thực, rồi đến nhà của mẹ ngài sanh ra. Người mẹ mang đồ ăn cúng thí,

rồi sữa trong mình tự nhiên chảy ra, bà cảm nhận vị tu sĩ nầy là kẻ thân

thuộc nhưng chưa có rõ. Vị A La Hán thuyết pháp Nhân Duyên, bà nghe

mà chứng thánh quả. Vị A La Hán ấy nhớ ơn sanh thành duỡng dục và

mong được đền đáp được nghiệp duyên đó là sự trả hiếu tạo đức một

cách sâu dày nên xây dựng Già Lam nầy.

Trong Già Lam đó có một tịnh xá lớn, cao hơn 100 thước, trong đó có

một tượng Phật bằng đá, cao hơn 70 thước. Bên trên tượng đá có Bảo Cái

bảy lớp, dệt thêu đẹp đẽ. Bảo cái ấy cao cả ba thước. Nghe người xưa nói

rằng đây là do nguyện lực của A La Hán mà có được, hoặc cũng có nơi

nói đây là nhờ vào thần thông lực, hoặc cũng có nơi nói do công lao của

nghề làm thuốc..... mà những khảo sát thực tế chưa có rõ ràng.

Bốn bên tịnh xá tường đá được điêu khắc chạm trỗ, những hình ảnh

của đức Như Lai ngày xưa khi tu hạnh Bồ Tát và những nguyên nhân

trước. Sau khi chứng Thánh Quả vào nơi nhập diệt rồi có nhiều linh

ứng. Những điều nhỏ nhặt không có di tích cũng đều cho khắc vào. Bên

ngoài cửa của Già Lam mỗi bên đều có một con voi đá. Nghe người xưa

nói lại rằng: Con voi nầy có lúc nó rống lên tiếng lớn đất đai chấn động

và ngày xưa đây cũng là chùa mà Bồ Tát Trần Na dừng chân. Từ đây đi

về phía tây hơn 1000 dặm, qua sông Nại Chư đã đến nước Phạt Lục Yết

Chiêm Ba.

Nước Phạt Lục Yết Chiêm Ba có chu vi 2450 dặm. Đô Thành có

chu vi hơn 20 dặm. Đất đai khô cằn, cây cỏ mọc hoang. Biển nóng nên

nghề nghiệp hướng về biển cả. Khí hậu rất nóng. Gió mùa thổi đột ngột,

phong tục đơn sơ. Tánh người ngụy trá. Chẳng biết học tập nghề nghiệp.

Tà chánh đều tin. Có được 10 ngôi Già Lam, và hơn 300 Tăng Sĩ tu tập

theo Đại Thừa và Thượng Tọa bộ. Có 10 đền thờ, ngoại đạo sống chen

chúc với nhau. Từ đây qua phía tây bắc đi hơn 2000 dặm, đến nước Ma

Lạp Bà.

Nước Ma Lạp Bà có chu vi hơn 6000 dặm. Đô thành có chu vi hơn

30 dặm, giáp với sông Mạc Ê ở phía đông nam. Đất đai màu mỡ, Cày

cấy trồng trọt tốt tươi. Cây cỏ hoa trái sum sê. Đặc biệt họ dùng nhiều

lúa mạch và bánh trái cũng bằng lúa mì. Tâm tánh thuần hậu, thật là

thông minh. Ngôn ngữ hoành tráng. Nghề nghiệp ưu tú thâm sâu. Nơi

biên giới của 5 nước Ấn Độ có 2 nước ham học hỏi. Ở phía tây nam có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.