BÚT KÝ ĐƯỜNG TAM TẠNG - Trang 239

- 239 -

Đại Đường Tây Vực Ký

nhiều gió mùa. Người tánh tình thô thiển, trọng tài chê đức. Ngôn ngữ,

văn tự, nghi lễ các việc giống như nước Ma Lạp Ba. Đa phần không tin

phước đức. Những tín đồ đều tin theo Thiên Thần, có hơn 10 ngôi đền

thờ. Ngoại đạo sống lẫn lộn. Từ nước Ma Lạp Ba đi về phía tây bắc hơn

3 ngày, đến nước Khiết Thác.

Nước Khiết Thác có chu vi hơn 300 dặm. Đô Thành có chu vi hơn 200

dặm. Dân cư sống đông đúc, nhà cửa giàu có, không người cai trị nên

trực thuộc nước Ma Lạp Ba. Vì phong tục tập quán, thổ sản cũng giống

với nước nầy. Có hơn 10 ngôi Già Lam, và hơn 10 ngàn Tăng Sĩ, tu theo

cả Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa. Có hơn 10 ngôi đền thờ, đa phần là ngoại

đạo. Từ đây đi về hướng bắc hơn 1000 dặm, đến nước Phạt Lạp Tỳ.

Nước Phạt Lạp Tỳ có chu vi hơn 6000 dặm. Đô Thành có chu vi hơn

30 dặm. Đất đai thổ sản khí hậu điều hòa, phong tục tánh tình giống như

người nước Ma Lạp Ba. Cư dân ở trong những nhà cửa sang trọng giàu

có. Có người giàu có trở thành tỷ phú, số đó hơn 100 người. Xa gần đồ

quý đều đem đến nước nầy. Có hơn 100 ngôi Già Lam, và hơn 6000 Tăng

Sĩ tu theo Tiểu Thừa Chánh Lượng Bộ. Có 100 ngôi đền thờ. Ngoại đạo

sống tạp cư. Khi đức Như Lai còn tại thế đã nhiều lần đi đến nước nầy,

cho nên Vua A Dục đã cho kiến thiết những Bảo Tháp và trồng cây nơi

Phật dừng chân. Đây cũng còn là di tích của ba vị Phật trong quá khứ đã

kinh hành ngồi thiền và thuyết pháp. Vua bây giờ thuộc dòng Sát Đế Lợi

là cháu của Vua nước Ma Lạt Ba, là con của Vua Thi La A Dật Đa thuộc

nước Yết Nhược Cúc Phiệt bây giờ, hiệu là Đỗ Ngư Ba Phạt Thác. Tánh

tình thô tháo, trí mưu đều thiển cận. Tuy nhiên thuần tín nơi Tam Bảo.

Mỗi năm đều thiết lễ Đại Hội bảy ngày, dùng món ngon vật lạ để cúng

dường chư Tăng cùng với ba y và thuốc men các thứ, gồm đủ bảy loại

quý báu, rồi thêm bố thí làm phước để đức lại cho đời. Tôn trọng đạo lý

học thuật, xa gần cao tăng đều được kính lễ. Đi ra khỏi thành chẳng xa,

có một đại Già Lam, do vị A La Hán A Chiết La kiến lập. Nơi đây cũng

là nơi dừng chân của ngài Bồ Tát Đức Huệ, Kiên Huệ. Tại đây ngài đã

chế Luận và truyền đi một cách rộng rãi. Từ phía tây bắc, đi hơn 700 dặm

đến núi A Nan Đà Bổ La nằm phía tây Ấn Độ.

Nước A Nan Đà Bổ La có chu vi hơn 2000 dặm. Đô thành chu vi hơn

20 dặm. Dân cư đông đúc, nhà cửa giàu có, vì không có người đứng đầu

nên lệ thuộc nước Ma Lạp Ba. Đất đai, khí hậu, văn tự, pháp luật đều

giống như nhau. Có hơn 10 ngôi Già Lam, gần 1000 tu sĩ tu tập theo Tiểu

thừa Chánh Lượng Bộ. Có 10 ngôi đền thờ. Ngoại đạo sống tạp nhạp. Từ

nước Phạt Lạp Tỳ đi qua phía tây hơn 500 dặm, đến nước Tô Sắc Đà nằm

phía tây của biên giới Ấn Độ.

Nước Tô Sắc Đà chu vi hơn 4000 dặm. Đô Thành chu vi hơn 30 dặm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.