- 260 -
Đại Đường Tây Vực Ký
đó, con của Vua lưu chuyển đến đây và tụ họp mọi người lại cũng xưng
vương. Thời gian tuy lâu nhưng phong tục chẳng thuần.
Những người thợ săn gặp nơi hoang phế liền hỏi tông tích rồi bèn
tranh nhau chức trưởng. Hai bên tranh qua lại rồi muốn đánh nhau. Có
bên nói:
- Nguyên nhân gì mà người thợ săn quyết chiến cho khổ binh lính.
Nên rút binh về.
Nghe vậy liền kéo binh lui về. Những người trở về lại nước liền
luyện tập binh mã đốc suất sĩ tốt đem binh đến, cờ trống gióng lên ngày
đêm để hợp chiến. Người chủ phía tây bất lợi chạy đến phía bắc bị chém
đầu, chủ phía đông thừa thắng phủ dụ kẻ mất nước dời đô về giữa nước
thành lập nhà cửa làng xóm. Sợ việc không có đất đai, khủng hoảng khó
thành công, cho nên báo tin cho xa gần biết ai biết về địa lý thì hãy đến
xem.
Lúc bấy giờ có một ngoại đạo lõa thể, tự phụ khoa trương biết rành
phong thủy cho nên tiến đến nói:
- Tôi biết về địa lý, dưới này có nước ngầm đang chảy chung quanh
đây cho nên bịnh tật khó có thể qua được. nhưng căn cứ vào nước ngầm
mà xây dựng cơ đồ. Sau đó sẽ được hưng thịnh, cứ thế mà tiếp tục trị
nước.
Vua bây giờ vẫn ở thành ấy. Thành khó vào cho nên việc công phá
khó thành công. Từ xưa đến nay chưa ai có thể thắng. Vua dời đô đến
đây để lập ấp xây dựng đất nước và an dân. Tích công bồi đức mà thành
nhưng sợ tuyệt tự không còn kẻ nối dõi cho nên đến nơi Thiên Thần Tỳ
Sa Môn để kỳ nguyện thỉnh cầu. Tượng thần ở bên trên ban cho một
đứa bé anh tài bồng về nước mình. Dân chúng hoan ca, nhưng cậu bé
không biết uống sữa. Vua sợ không thọ liền sắc chỉ cho người giữ đền
chăm sóc duỡng dục. Trước mặt của thần từ dưới đất vụt lên một giòng
nước như dòng sữa. Đứa bé đó uống cạn, càng ngày, càng lớn trí dũng
đa mưu thắp sáng lên phong tục rồi dựng đền thờ trở thành tiên tổ. Từ
đó về sau đời đời kế thừa mà Vua chúa nước nầy chưa bao giờ thất bại
với nước bên cạnh, nên cho đến bây giờ miếu thần có nhiều đồ trân quý
được người ta đem đến cúng. Vì thế nước ấy lấy tên là sữa từ đất để làm
quốc hiệu.
Cách Vương thành về phía nam hơn 10 dặm có một Đại Già Lam,
tiên vương của xứ nầy vì vị A La Hán Tỳ Lô Kỳ Na đã kiến lập nên. Tích
xưa kể rằng: