- 258 -
Đại Đường Tây Vực Ký
kiền chùy, hoặc chờ ánh sáng mặt trời chiếu, tự nhiên từ Định trở dậy.
Nếu không có sự cảnh báo ấy thì an nhiên bất động. Nhờ trú trong Định
lực nên thân không bị hoại diệt. Thời gian không ăn đến khi xuất định,
dùng một ít cháo sữa thân thể khỏe lại, rồi sau đó đánh trống, để đánh
thức ngài xuất định.
Vua bảo:
- Thế sao?
Vua cho đánh kiền chùy, âm thanh ấy làm chấn động vị A La Hán
tỉnh lại hồi lâu và Vua hỏi:
- Ngài là ai, mà hình dáng khác thường vậy? Y phục của ông lại là
Ca Sa?
Đáp rằng:
- Tôi là Tỳ Kheo và Thầy của tôi là ngài Ca Diếp Như Lai đang ở tại
đây và nhập Đại Niết Bàn đã lâu. Mỗi khi nhớ lại tôi buồn vô cùng.
Lại nói thêm rằng:
- Thích Ca Như Lai xuất thế rồi chưa?
Đáp rằng:
- Đã xuất thế và cũng nhập diệt rồi.
Nghe xong liền cúi đầu và bay lên hư không hiện thần thông biến
hóa rồi dùng lửa tam muội thiêu thân, di cốt rơi xuống đất. Vua nhặt cốt
để xây tháp.
Đi về phía bắc hướng núi Tích Quảng Giả hơn 500 dặm đến nước
Khư Sa.
Nước Khư Sa có chu vi hơn 5000 dặm, toàn là cát và đất đai rất ít
nhưng ngũ cốc tốt tươi, hoa trái đa dạng. Xứ nầy chuyên sản xuất lông
cừu và bông vải. Khí hậu ở đây điều hòa, nhưng đôi khi nhiều gió mưa.
Tánh tình con người cuồng bạo, thường dối trá. Lễ nghi thô thiển. Nghề
nghiệp hời hợt. Tục lệ khi sinh con, viết lên bảng để báo tin. Dung mạo
khá xấu xí, Hình dáng rất xanh nhạt. Ở đây, dùng văn tự Ấn Độ. Sách vở
sửa đổi nhiều. Ngôn ngữ tiếng nói đều khác với các nước. Ở đây họ tin
tưởng theo Phật Pháp. Khuyến khích làm việc thiện, có hơn 100 ngôi Già
Lam, và hơn vạn tăng đồ. Họ học tập theo Tiểu thừa thuộc Thuyết Nhứt
Thiết Hữu Bộ. Không cần tìm hiểu nguồn gốc sâu xa. Đa phần đều đọc
thuộc những bản kinh, tụng thuộc làu Tam Tạng. Có nhiều người thuộc
Tỳ Bà Sa. Từ phía đông nam, đi hơn 500 dặm đến sông Tế Độ Đa. Qua