BÚT KÝ ĐƯỜNG TAM TẠNG - Trang 256

- 256 -

Đại Đường Tây Vực Ký

Lại nói:
- Việc nầy chẳng rõ ai làm sao giết được, chờ tội nầy rõ ràng mới biết

trắng đen.

Rồi sau đó cho xây dựng trên đỉnh núi đá một cung điện có chu vi

300 bộ. Cung thành nầy người nữ đó làm chủ. Sau khi kiến thiết xong,

sinh ra được một đứa con trai, dung mạo đẹp đẽ. Bà mẹ nhiếp chánh,

người con xưng tôn hiệu rồi bay vào trong hư không, cưỡi mây đưa gió

uy đức xa gần đều biết. Các nước bên cạnh đến thần phục.

Vua của nước đó khi mạng chung, thi hài được lưu lại trong núi đá,

cách thành về phía đông nam 120 dặm. Thi hài ấy cho đến nay chưa hư

hoại. Nhìn dáng người giống như đang ngủ. Mặc Y phục và có hương

hoa được bài trí để cho tử tôn đời đời về sau, thờ đây là tiên tổ của họ.

Mẹ là người nhà Hán, cha là thần mặt trời, cho nên tự xưng là dòng dõi

Hán Mặt Trời

Vương tộc có hình dáng giống như người Trung Hoa, đầu đội mũ,

thân mặc áo và sau nầy trở thành nước mạnh.

Khi Vua A Dục còn ở đời cho xây trong cung một Bảo Tháp. Vua nầy

sau dời đô về phía bắc và cố cung làm chùa cho Tôn Giả Đồng Thọ luận

sư, có lầu gác cao rộng, có Phật tượng uy nghiêm. Tôn Giả là người của

nước Đản Xoa ý La, lúc nhỏ đã hiểu biết và sớm ly trần xuất gia, và sách

vở còn ghi lại cho biết, mỗi ngày Tôn Giả tụng ba vạn hai ngàn lời kinh,

và đọc ba vạn hai ngàn chữ trong trang sách. Cho nên đương thời là một

bậc học rộng nổi tiếng, hiển lập chánh pháp, bài xích ngọai đạo tà kiến.

Lời giảng cao cả, khó ai có thể đáp lại được, mà ngay cả năm nước Ấn

Độ thấy cũng không ai bằng. Ngài đã chế ra cả mười bộ Luận. Lời nói

và việc làm đi đôi với nhau, tức là những lời dạy của Phật. Thời ấy, có

ngài Mã Minh ở phương đông; Có ngài Đề Bà ở phía nam; Có ngài Long

Mãnh ở phía tây và ngài Đồng Thọ ở phương bắc. Quý Ngài được xem là

bốn mặt trời chiếu thế gian. Vua nước đó nghe uy đức của Tôn Giả liền

cử binh đến chinh phạt nước Đản Xoa Thủy La uy hiếp thỉnh tôn giả về,

rồi xây dựng ngôi Già Lam nầy để mà cúng dường và đảnh lễ. Phía đông

nam của thành đi hơn 300 dặm, có một tảng đá rất lớn và có hai phòng

bằng đá, mỗi một phòng như vậy là nơi nhập diệt tận định của A La

Hán. Các ngài vẫn còn ngồi nguyên không giao động. Hình hài, xương

cốt vẫn không hư mục, mặc dầu đã trải qua bảy trăm năm. Tóc tai vẫn

còn ra dài cho nên mỗi năm chư tăng đều cắt tóc và thay y.

Phía tây bắc của động đá kia vào nơi núi cao nguy hiểm, đi hơn 200

dặm, đến đỉnh núi Trà Quyền Xá La. Phía đông của núi bốn bề cung là

núi. Đi hơn 100 dặm nữa, đến một địa phương, dù mùa đông hay mùa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.