- 261 -
Đại Đường Tây Vực Ký
Nước nầy khi Phật Pháp chưa có, có vị A La Hán từ nước Ca Thấp
Di La đến rừng ở đây tọa thiền định. Có kẻ thấy người mặc y phục lạ
bèn tâu Vua. Vua đích thân đến xem dung mạo, hỏi ngài là ai mà ở trong
rừng vắng vẻ như vậy. Vị A La Hán đáp:
- Tôi là đệ tử của Phật thích ở nơi vắng vẻ để thiền định.
Vua nghe như vậy muốn trồng cây phước và hoằng truyền Phật
Pháp cho nên kiến tạo Già Lam và mời tăng chúng đến. Vua hỏi:
- Như Lai là vị có đức gì, có thần gì, mà ông chuyên cần khổ hạnh
phụng thờ như thế?
Đáp rằng:
- Như Lai là bậc thương xót bốn loài, muốn đưa họ ra khỏi tam giới
hoặc rõ ràng, hoặc thí dụ để chỉ cho chúng sanh sự sanh và sự diệt. Ai
tôn kính Pháp nầy sẽ xa lìa sanh tử. Kẻ nào mê mờ sẽ bị sa đọa nơi lưới
ái.
Vua bảo:
- Thực là một lý Thuyết có ý nghĩa cao siêu của bậc đại thánh. Nếu là
bậc Đại Thánh vì ta nên hiện hình để ta được chiêm ngưỡng, ta sẽ kiến
lập chùa Viện phát tâm quy y hoằng dương Chánh Pháp.
A La Hán nói:
- Vua xây dựng Già Lam thành công, sẽ được cảm ứng.
Sau đó Vua cho xây Già Lam rồi triệu tập người xa gần đến làm Pháp
Hội ăn mừng. Khi tiếng kiền chùy chưa dứt lúc triệu tập, Vua hỏi vị A
La Hán rằng:
- Ngôi Già Lam đã xây xong, Phật ở đâu?
A La Hán đáp:
- Đang đến. Ở gần bên ngài chớ không có xa. Vua nên lễ thỉnh.
Đoạn từ trên hư không thấy tượng Phật hạ xuống nơi chỗ đánh kiền
chùy. Nhờ thế Vua phát tín tâm với Tam Bảo và nguyện hoằng dương
Phật Pháp.
Phía tây nam của Vương thành hơn 20 dặm, có một núi tên là Cù
Thất Lăng Già. Trên đỉnh, núi chẻ ra làm đôi, kiến tạo Già Lam trên đó,
bên trong có tượng Phật chiếu sáng. Nơi đây ngày xưa Như Lai cũng đã
từng đến, đã vì trời người mà lược nói những pháp quan trọng. Và theo
huyền ký đất nước được lập quốc, sùng kính Giáo Pháp tôn trọng Đại