- 265 -
Đại Đường Tây Vực Ký
Về phía đông nam của thành đi hơn 100 dặm có một sông lớn chảy
qua hướng tây bắc. Người dân ở đó lợi dụng để đưa nước vào ruộng và
cứ tiếp tục chảy mãi như thế. Nhà Vua thầm kinh dị liền xa giá đến hỏi
vị A La Hán rằng:
- Nước của sông lớn mà người dân lấy đi như vậy có làm giảm nguồn
nước và ở có yên không, chánh sự có bình thường không, cái đức có hợp
chăng. Chẳng biết việc gì xảy ra nữa?
A La Hán đáp:
- Đại Vương trị nước đã thuần hóa nhân dân. Nước sông lưu chảy vì
Long Vương đã từ xa do sự cầu khẩn mà làm lợi ích.
Do vậy, Vua hồi giá dựng đền thờ Long Vương. Có một người con
gái bị chết chìm, đến nói rằng:
- Con bị chết sớm, Vua không có người nối dõi cho nên nước sông kia
còn chảy thì làm cho nông dân thất lợi. Vua nên tuyển một người trong
quốc nội gã cho con thì nước sẽ chảy trở lại như xưa.
Vua đáp
- Ta đồng ý ước muốn của ngươi.
Con rồng vui vẻ với vị Đại Thần. Vua liền hồi giá họp quần thần lại
và bảo.
- Đại thần của các nước đã trấn giữ. Sự ăn uống của con người là
do nông vụ cung cấp. Nước mà không có sự trấn giữ thì sẽ nguy nan.
Người mà không ăn sẽ chết. Sự nguy hiểm của chết chóc đến có thể làm
gì được.
Đại thần rời khỏi ghế quỳ xuống mà tâu rằng:
- Đã lâu rồi lãnh trọng trách nầy thường muốn báo đền ơn nước mà
chưa gặp lúc. Nay phần dự tuyển nầy đã đến, thật là đúng lúc. Há trong
bá tánh chỉ có một mình thần, mà thần là cánh tay phải của đất nước.
Đất nước đối với người là chánh. Nguyện đại vương nên xét lại, vì hạnh
phúc của người dân mà tu phước kiến tạo Già Lam
Vua đã theo sự mong cầu mà làm trong vòng một ngày. Vị thần kia
được thỉnh vào Long cung và đã cùng quốc dân đánh trống thổi nhạc ăn
uống. Rồi vị thần đó mặc áo cỡi ngựa trắng từ tạ Vua, cảm tạ Quốc Dân,
cùng ngựa lặn vào trong nước. Vào trong nước mà không bị chết đuối,
rồi chạy dọc theo dòng nước. Nước đã mở ra rộng dần, rộng dần mãi,
còn con Bạch Mã thì nổi lên mang lên một trống chiên đàn cùng một