- 268 -
Đại Đường Tây Vực Ký
chuyển đã giáo hóa sinh linh. Dùng thần thông để biến hoá nơi hư không
cho đến hình thức con người nơi sa giới. Tất cả đều khởi lên sự cảm tạ
nơi kiếp trần ai. Hình hài tuy mai một nhưng sự ứng hóa thì chẳng sanh.
Thâm tạ nơi hiển thị tịch diệt nhưng thật ra không diệt. Há thật nơi dòng
họ Thích Ca mà giáng thế, nơi Sa La diệt độ, phải nên biết rằng đó chỉ
là ứng vật giao linh. Cảm đến nhân duyên mà tồn tại, làm cho mọi loài
được lợi lạc. Nơi dòng họ Thích Ca là bậc trung tôn kính ngưỡng. Đối
với bên ngoài đã từ bỏ ngôi vị Kim Luân mà ngự phục trong Pháp giới,
bỏ sự giàu sang mà nhiếp hóa hàm sanh trong mười phương. Biết tất
cả vạn vật tuy rằng khó ra khỏi mà ai nghe được ba lần chuyển Pháp
Luân trong đại thiên. Âm thanh chấn động đến mọi loài, tám vạn pháp
môn riêng biệt, mười hai bộ kinh làm tông yếu. Đây là văn giáo làm tươi
nhuận quần sanh. Phước đức giống như rừng, gió mưa như trống giục.
Chở nơi này đến nơi thọ mạng, mà Thánh Hiền do nghiệp dĩ mà thành.
Trời người cũng nằm trong nghĩa ấy. Sau nầy quên đi sự động tịch giữ
vững nơi rừng sâu, biết trước sau thế gian đều là huyễn cảnh, nhưng
không thể chờ đợi, chẳng có gì mà không toại nguyện. Tôn giả Ca Diếp
đã chọn ứng chân, muốn báo ân Phật liền vân tập Pháp bảo, gồm lại
trước sau ba tạng thiết yếu. Vì sự chấp trước của bộ phái mà giáo pháp
có khác nhau trong sự tồn tại.
Từ khi giáng sanh cho đến khi thác hóa, nơi Thánh tích cả ngàn sự
biến dạng linh hiển vạn năng. Điều linh hiển ấy khôn cùng. Dạy cái lẽ vô
vi mà mới thêm vào cho đẹp kinh văn. Rồi biên chép rõ ràng lưu truyền
sau đó trở thành lời nói. Tuy khác nghĩa nhưng hổ tương nhau đầu đuôi
đều là những lời chân chánh. Vì sự thật mà sao lục lại, vì đại chúng mà
luận nói nghĩa văn. Huống gì Chánh Pháp lại thâm sâu mà lý giải lại
nông cạn. Sự nghiên cứu về áo nghĩa cũng như văn chương có nhiều sự
liên hệ, cho nên trước phải tu cái đức, kế tiếp mới học cái việc dịch kinh
để cho người sau làm mô phạm vì thế mà giản lược lời văn, mà ý nghĩa
lớn vẫn không bị che lấp. Lời nói ấy chưa được nghe, thì giáo pháp lần
lần lưu chuyển.
Qua nhiều năm tháng bắt đầu từ nhà Hán đến bây giờ. Vua ra lệnh
truyền dịch để đời đời được lưu danh sáng ngời nơi hậu thế. Cái lẽ huyền
diệu của Đạo chưa được hả dạ mà cái chân tông ấy như là mùi ngon.
Chẳng phải bậc Thánh dạy để làm hành trạng mà do Vua được phong
hóa có nên. Ta đã được sinh ra trong triều đại nhà Đường làm cái việc
nổi trôi nơi Hải ngọai. Khảo sát những hành tung của Thánh Nhơn vì
tiên vương mà tìm nên điển cũ. Nhằm thời tượng pháp khuất đi lời dạy
mà đạo chẳng phải là cái không không. Sự truyền thừa là do cái đức sáng
làm cho ba thừa áo nghĩa che khuất cả nghìn năm, mười lực hiển linh xa
xôi ngoài vạn dặm. Thần thông chẳng có nhưng lời dạy của Thánh ly kỳ