- 269 -
Đại Đường Tây Vực Ký
cho nên chờ nhân duyên thuận tiện mới dùng lời nói để làm tin. Phàm
Huyền Trang Pháp Sư nầy việc chú giải rõ ràng lưu chuyển như sấm
như nước cuồn cuộn chảy như sông kia, đó đều do cái đức bên trên mà
làm tỏ rõ vậy. Thân ngũ uẩn điều hòa thuận lợi là do hợp với cái đức của
lòng người. Sống trong sạch ra đi đơn độc là do cây phước lấy làm nhơn.
Thân mệnh nầy ngẫu nhiên trôi nổi ở trong kiếp phù trần ở yên học tập.
Thờ thầy trước với lời giáo huấn, ngưỡng vọng cái triết lý sâu xa, vì cái
đức mà phụ tất cả để ra đi học hỏi. Đi đến nơi xa xôi để học tập rồi lưu
lạc nơi xứ người. Trải qua không biết bao nhiêu nơi chốn. Bỏ lại sau lưng
ba sông mà vào nước Tần, đi bộ ba phen vào nơi đất Thục, rồi đến nước
Ngô, học hỏi tìm cầu nhận được bao nhiêu lời khưyến khích của những
bậc mẫn thế anh hiền. Thông cảm cho ý chí cầu pháp mà vì những dư
luận xôn xao. Khảo sát lòng người tìm kẻ chuyên môn giúp sức. Sự ghen
ghét của người ngoại đạo, do tấm chân tình trải rộng bàn sâu mà ý chí
còn tồn tại để khảo tra tinh tế. Thuộc bốn biển, lại có nơi cắt đứt gặp tám
bề chẳng phải không Nghiêu. Vào ngày mồng một giữa mùa thu năm
Trinh Quán thứ ba, đã y áo ra đi, chống gậy mà thẳng tiến. Nhờ ơn đức
của Vua mà hỏi đường ra đi chỉ một mình cô độc. Khỏi cửa thiết, gặp
cửa đá hiểm nguy, vào rừng sâu vượt núi tuyết gian nan muôn phần.
Nhiều lần khó khăn mới đến được Ấn Độ. Thấy phong tục tập quán của
nước đặc thù như thay đổi vào lãnh vực khác. Tự thân lo học Phạn ngữ
tìm cầu triết nhân. Những điều nghi đã được rõ nhờ chữ nghĩa phơi bày.
Yếu chỉ học vấn rộng rãi tài cao cũng nhờ hồng ân gia hộ mà thâm sâu
diệu lý. Đó là cái đạo của con người vậy. Nghe cái điều chưa từng nghe,
được những gì chưa từng được. Vì đạo tràng mà làm lợi ích cho mọi
người, đã trở thành Long Tượng trong Pháp Môn tu học. Biết được cái
đạo phong như thế nên chiêu mộ trước tác. Với đức hạnh cao minh cùng
cái học sâu dày xa xôi nơi vạn dặm, mà người Ấn Độ ngưỡng vọng cái
đức nầy. Mắt thấy tai nghe và nhìn xem Pháp tướng là học trò của tiểu
thừa ngài Mộc Xoa Đề Bà (Thoát Thiên) là học trò của Đại Thừa hiệu là
Ma Ha Già Na Đề Bà (Đại Thừa Thiên) đều là những bậc đức cao hạnh
cả truyền lại. Cung kính những bậc Thầy nầy mà tạo thêm danh tiếng.
Cho đến việc ý nghĩa của ba thừa ba lần thỉnh của lời xưa. Nghiên tầm
sâu xa cặn kẽ nguồn chơn lưu chuyển. Biết rõ cái Diệu Lý vô cùng như
cành lá, rồi hoát nhiên trí huệ khai thông. Lý nào rồi cũng thuận, việc
nghi ngờ nào rồi cũng rành rẽ phơi bày. Nghĩa là rõ cái nghĩa và thông
cái ý như chuyên chở được gió mát trăng trong mà học cái điều cao rộng
để cái đức làm hưng thạnh cho đời. Như thế đó mà trải qua sông núi, bồi
hồi nơi làng ấp. Ra khỏi thành nầy vào nơi Lộc Uyển rồi đi đến rừng kia
gặp động Kê Túc. Trở lại nước Bào Ca Di, lưu nước mắt nơi thành Câu
Thi cũng như nơi ngài giáng thế. Rồi băng sông vượt suối tìm đến dấu
tích cũ chốn Linh Sơn. Đối trước cảnh cũ như mang mang. Thấy di tích