- 36 -
Đại Đường Tây Vực Ký
không khác. Tuỳ theo ngôi sao mà định hướng của tên tháng. Thời gian
ngắn nhất gọi là sát na. 120 sát na làm một Đản Sát Na. 60 Đản Sát Na
thành một Thử thần. 30 Thử thần là một Mâu Hồ Phiêu Đa. Năm Mâu
Hồ Phiêu Đa là một giờ. Sáu giờ thành một ngày một đêm. Nhưng cũng
có nơi chia ra mỗi ngày đêm có tám giờ. Đầu tháng cho đến giữa tháng
là tháng trắng. Giữa tháng có trăng cho đến tháng cuối gọi là tháng đen.
Phần đen là trước ngày 14 và 15. Trăng thì có trăng già và trăng non. Có
trăng và không trăng (trắng và đen) hợp thành một tháng. Sáu tháng
như vậy là một hành. Mặt trời đi bên trong gọi là bắc hành, mặt trời đi
bên ngoài gọi là nam hành. Tổng cộng có 2 hành hợp lại thành 1 năm.
Mỗi năm chia ra làm 6 mùa. Từ 16 tháng giêng đến 15 tháng 3 là mùa ít
nóng. Từ 16 tháng 3 cho đến 15 tháng 5 là mùa nóng nhất. Từ 16 tháng
5 cho đến 15 tháng 7 là mùa mưa. Từ 16 tháng 7 cho đến 15 tháng 9 là
mùa tạnh. Từ 16 tháng 9 đến 15 tháng 11 là mùa ít lạnh. Từ 16 tháng 11
đến 15 tháng giêng là mùa thật lạnh. Giáo lý của Đức Như Lai chia ra
làm 3 mùa. Từ 16 tháng giêng đến 15 tháng 5 là mùa nóng. Từ 16 tháng
5 cho đến 15 tháng 9 là mùa mưa. Từ 16 tháng 9 đến 15 tháng giêng là
mùa đông. Hoặc cũng có nơi gọi 4 mùa, gọi là xuân, hạ, thu, đông. Mùa
xuân có 3 tháng. Gọi là tháng Đản La, tháng Phục Khá Xứ, Kỳ Sắt Ngỏa.
Những tháng này từ 16 tháng giêng đến 15 tháng tư. Mùa Hạ có 3 tháng,
đó là tháng Loại Sa Trà, tháng Thất La Phiệt Nô, tháng Bà La Bát Đa.
Những tháng này từ 16 tháng 4 đến 15 tháng 7. Mùa thu có 3 tháng. Đó
là tháng An Ổn Thần Phố Xà, tháng Ca Sắt Vệ Ca, tháng Vị Già Thỉ La.
Những tháng này từ 16 tháng 7 đến 15 tháng 10. Trong ba tháng mùa
đông gồm có: tháng Vị Báo Xa, tháng Ma Khứ và tháng Loại Lặc Thê Nô.
Những tháng này từ 16 tháng 10 đến 15 tháng giêng. Cho nên Tăng tín
đồ của Ấn Độ theo lời Phật dạy, họ có hai mùa an cư. Hoặc trước 3 tháng
hoặc sau 3 tháng. Trước 3 tháng có nghĩa là từ 16 tháng 5 đến 15 tháng 8.
Sau 3 tháng có nghĩa là từ 16 tháng 6 cho đến 15 tháng 9. Chữ Tiền được
dịch nghĩa theo Kinh luật hoặc gọi là một Tọa Hạ hay một Tọa Lạp (một
tuổi đạo). Đây là những tục lệ cổ. Chẳng giống với Trung Quốc về âm
vận hoặc phương ngôn khi chuyển dịch ra như vậy. Cho nên sự nhập
thai của Đức Như Lai cũng như Đản Sanh, Xuất Gia, Thành Phật, Nhập
Niết Bàn, ngày giờ đều có sự sai khác. Nguyên nhân như sau.
Phàm chỗ ở, làng mạc, thành ấp cho đến phố xá, thị thành, do trải
qua địa bàn mà tạo nên đường xá rộng hẹp. Có người ở chỗ cao ráo đẹp
đẽ. Có người ở chỗ ô uế tạp cư. Những kẻ sống bên ngoài đi đứng qua lại
thành phải trái. Từ chỗ ở đó chế tạo ra những công việc thành thục. Do
địa thế và khí hậu khác nhau mà thành. Cho nên làm tường hoặc bằng
tre gỗ hoặc bằng những loại gạch nhiều hồ than. Tất cả những khác biệt
đó ở trong mùa hạ. Những loại bằng cỏ bằng mây tạo nên những tấm