- 38 -
Đại Đường Tây Vực Ký
dùng hương thơm của lá cây hay bằng bột trầm, bột nghệ. Khi quân
vương tắm thì âm nhạc trổi lên, ca hát tế lễ rất là hưyên náo.
Chữ nghĩa rõ ràng. Do Phạm Thiên chế ra gồm 47 chữ. Nhờ vào
những vật hợp thành mà trở nên chuyên dụng. Rồi phát triển rộng ra.
Đây là nguyên nhân vậy. Rồi từ đó người địa phương cải biến lại. Ngôn
ngữ nầy sau nầy cũng có sự thay đổi từ bổn gốc mà lấy Trung Tâm Ấn
Độ làm tiêu chuẩn, để điều hòa tiếng Phạn rõ ràng hơn. Vần đọc thanh
cao lấy người làm quy tắc. Những nước khác lân cận cũng được giáo dục
thành thục như thế. Có sự cạnh tranh muốn bảo toàn thuần phong mỹ
tục. Cho nên trong những thơ văn lời nói vẫn còn tồn tại. Sử chép rằng
gọi chung những điều như thế là Ni La Tế Trà. Tốt, xấu đều do nơi đây
mà ảnh hưởng vậy, mà mở ra 12 chương tốt đẹp để chỉ đạo. Sau bảy tuổi
thì lãnh thọ Ngũ Minh Đại Luận
- Một là Thanh Minh, giải nghĩa những chữ huấn dụ. Chú giải những
mục sớ văn.
- Hai là Công Xảo Minh là những cơ quan kỹ thuật và lịch âm dương
đối chiếu
- Ba là Y Phương Minh. Cấm chỉ những tà thuật về thưốc men có ngải
bằng đá kim
- Bốn là Nhơn Minh, khảo sát việc chánh tà nghiên cứu tìm chơn
ngụy
- Năm là Nội Minh, nghiên cứu về diệu lý nhân quả, ngũ thừa.
Đây là bốn luận Vệ Đà của Bà La Môn:
- Thứ nhất là Thọ, nghĩa là duỡng nuôi tánh thiện,
- Thứ hai là Từ nghĩa là tế tự cầu nguyện
- Thứ ba là Bình, nghĩa là lễ nghi binh pháp quân trận
- Thứ tư là Thuật, nghĩa là dùng y học để đối lại với những ma chú.
Vị Thầy bắt buộc phải nghiên cứu rộng rãi tinh vi ý nghĩa nầy. Để
minh thị ý nghĩa dẫn đạo to lớn trong lời nói tế nhị. Đề cao những việc
thiện khắc ghi vào danh bạ. Nếu mà ý thức được nhiều thì sẽ làm nguyên
tắc sống rõ. Thành sự học nghiệp phải trải qua ba mươi năm. Lúc đó chí
nguyện mới đạt thành. Mới có thể hưởng lộc đầu tiên về đạo đức của
một vị Thầy. Cho nên đây là sự chiếm cứ tốt đẹp nhất của việc biết rộng
vậy. Đây là sự biểu hiện của những vật bên ngoài chìm nổi thay đổi, đây
là sự chịu đựng không sợ tai tiếng từ xa. Nếu nhà vua có tà vạy, chưa