- 44 -
Đại Đường Tây Vực Ký
ngày xưa gặp Phật Nhiên Đăng, mưa hoa cúng dường
Phía tây nam cách thành hơn 20 dặm, có một ngọn núi thấp. Ở đó có
chùa, viện và tháp miếu đều làm bằng đá. Nhưng hiện tại vườn không
nhà trống không có bóng dáng một người tu. Giữa đó có một bảo tháp
cao hơn 200 mét. Tháp nầy cũng được Vua A Dục kiến tạo. Phía tây nam
của Già Lam thật tiêu sơ vắng vẻ, gió thổi trốc vách tường. Phía đông
tường đá ấy có một động lớn, nơi đây cũng là nơi ở của con rồng Cù Ba
La. Qua cửa hẹp thì có một động khác tối hơn. Động đá nầy có nước
ngọt nhiễu từng giọt. Tự nó biến thành Chơn Dung của Phật, tướng hảo
đầy đủ trang nghiêm tự tại. Từ đó đến nay, ít có người thấy được, nhưng
kẻ nào thấy được mà chí thành cầu thỉnh thì được cảm ứng; nhưng ánh
sáng thấy được đó không lâu. Ngày xưa, khi Phật còn tại thế, con rồng
nầy là kẻ chăn trâu muốn dâng sữa cho Vua, nhưng dâng không được,
tâm sân khởi lên. Sau đó mang một đồng tiền vàng mua hoa cúng Phật,
nên được thọ ký tại tháp nầy. Tái sanh làm con rồng ác ấy đã phá hại
nước của Vua, rồi bị đập đầu vào đá mà chết. Chết rồi, đọa thành Đại
Long Vương ở trong Động Đá nầy. Tâm tánh thay đổi muốn ra khỏi
động và không dám làm ác. Tâm thiện khởi lên chiêu cảm đến Như Lai.
Thương con rồng, ngài vận thần thông từ miền trung Ấn Độ đến nước
nầy. Vừa thấy đức Như Lai, con rồng buông xả tất cả tâm độc, liền thọ
giới không sát sanh, nguyện hộ trì Chánh Pháp và cung thỉnh đức Như
Lai lưu lại Động nầy, các vị Thánh Đệ Tử cũng lưu lại nơi đây mà thọ
nhận sự cúng dường của rồng. Nhân đó, đức Như Lai bảo rằng:
Như Lai sẽ vì người mà lưu lại hình ảnh, sau khi tịch diệt ở nơi nầy.
Và lúc nào cũng có năm vị A La Hán ở tại đây để thọ nhận sự cúng
dường của ngươi cho đến khi Chánh Pháp hoại diệt. Như có khi nào,
ngươi khởi tâm sân hận, hãy xem ảnh của ta, với dáng từ bi, thì sân tâm
của ngươi sẽ ngưng lại ngay. Khoảng giữa hiền kiếp nầy, vị Phật tương
lai cũng có lòng bi mẫn thương ngươi mà lưu ảnh lại.
Ngoài cửa động có hai trụ đá. Một trụ đá bên trên có khắc dấu chân
của đức Như Lai. Một trụ có hình luân xa và nơi đây phát ra ánh quang
minh. Hai bên cửa động cũng có hình nầy, và có những phòng nhỏ làm
bằng đá. Tất cả như những tịnh thất mà chư vị Thánh đệ tử Như Lai
dùng làm nơi nhập định. Phía tây bắc của động có một ngọn tháp, đây
là nơi mà Như Lai đi kinh hành.
Ở phía Nam tháp nầy có tháp thờ tóc và móng tay của đức Như Lai.
Gần đó không xa, cũng có một tháp nữa, nơi mà Như Lai hiển dương
Chân tông, nói về Uẩn, Xứ, Giới. Phía tây động có ảnh, có một tảng đá
lớn. Nơi đây Ca Sa của Như Lai được giặt, hình ảnh ấy vẫn còn hiển
hiện.