- 48 -
Đại Đường Tây Vực Ký
- Sao mà tư lự vậy? Phàm tôi nhận của ai một việc gì, tôi không bao
giờ thiếu một hào một ly. Nếu lời nói của tôi không dối trá, thì bức tượng
sẽ biến hoá.
Nói chưa dứt, bức tượng đã hiện ra nhiều điều linh dị, phân thân qua
lại, ánh sáng rực rỡ. Hai người cảm phục sinh tâm hoan hỷ.
Phía Tây Nam Đại Tháp, hơn 100 dặm đi bộ, có một tượng Phật
bằng đá trắng cao một thước tám, mặt hướng về phía Bắc, linh thiêng
vô cùng, thường phóng hào quang. Có khi người ta thấy tượng đi kinh
hành nhiễu tháp vào ban đêm. Gần đây, bọn cướp muốn vào ăn trộm
bức tượng, nhưng bức tượng đứng lên nghinh tiếp chúng, làm cho chúng
hoảng sợ rút lui. Tượng bèn ngồi vào vị trí cũ. Nhờ vậy, bọn đạo tặc cải
tà qui chánh đi khắp xóm làng kể cho mọi người đều biết chuyện nầy.
Hai bên Đại Tháp, mỗi bên có một Bảo Tháp nhỏ, phát ra ánh sáng
màu, trăm loại óng ánh rất đẹp. Có tượng Phật trang nghiêm, điêu khắc
vô cùng công phu. Có hương thơm, có âm thanh khác nhau thường nghe
rất rõ. Có những vị tiên, những bậc Thánh Hiền, cũng thấy họ đi nhiễu
Tháp. Tháp nầy Như Lai đã huyền ký sẽ có bảy lần hư hoại, bảy lần tái
tạo tu bổ thì Chánh Pháp mới diệt tận. nhưng người ta cho biết tháp đã
bị hoại đến ba lần rồi. Lần đầu bị cháy, bây giờ tu sửa lại đẹp đẽ, sau nầy
sẽ hoàn thành.
Phía Tây của Đại Tháp, có Già Lam do vua Ca Nị Sắc Ca kiến lập.
Chùa có nhiều tầng làm nơi để cung thỉnh chư tăng về cúng dường tạo
phước. Nhưng Tăng tín đồ càng ngày càng giảm thiểu. Phần nhiều tu
theo Tiểu Thừa, tự xây dựng Chùa Viện; nhưng đức độ của chư vị luận
sư, hoặc bậc chứng Thánh quả như những luồng gió mát thổi đến với họ
không bao giờ tận.
Trên tầng ba có thờ ngài Hiếp Tôn Giả. Phòng ấy lâu nay bị nghiêng
nhưng vẫn còn đứng.
Ngài Hiếp Tôn Giả thuộc dòng dõi Phạm Chí. Năm 80 tuổi mới xả
tục xuất gia. Lúc bấy giờ trong thành, trẻ mục đồng hát nghêu ngao
rằng:
- Ông già ngu ơi, có biết không? Phàm người xuất gia có hai việc làm,
một là thực tập thiền định, hai là tụng kinh, nhưng mà ông đã già rồi,
làm được việc gì hay là chỉ biết ăn thôi?
Nghe nhạo báng như vậy, Hiếp Tôn Giả rất lấy làm cảm tạ mà phát
nguyện rằng:
Cho đến khi nào còn chưa thông Tam Tạng, chưa ra khỏi ba cõi, chưa