- 50 -
Đại Đường Tây Vực Ký
Pháp. Kẻ nào bại bị làm nhục nơi tăng đồ. Với ý nghĩa nầy đã yết cáo lên
với ngoại đạo. Có 99 người đã thối lui. Còn một người không sợ khinh
miệt như vậy, do vậy việc đàm luận trở nên kịch liệt sôi nổi. Nhà Vua và
ngoại đạo đã ra tuyên ngôn:
“Lời nói của luận sư không mất, như có lửa thì ắt có khói, đó là lý
sự bình thường thôi. Như Ý tuy là muốn như thế nhưng mà khó có thể
không nghe thấy được. Xấu hổ để thấy rằng họ nhẫn nhục để bị cắt lưỡi
cho đến sau đó viết thư khuyến cáo ngài Thế Thân rằng đối với người
ngoại đạo đừng nên tranh luận ý nghĩa Đại Thừa, đối với kẻ mê, không
nên biện luận việc chánh tà. Nói xong mà chết. Ở đó chưa lâu thì Vua bị
mất nước. Cùng với nhà vua vận động tìm kẻ hiền tài. Bồ Tát Thế Thân
muốn làm lạnh cái tâm xấu hổ cho nên mới đến thưa với vua rằng:
“Đại Vương là bậc Thánh Đức, quang giáng nơi đây làm bậc nhân
chủ của sự hiểu biết trong thiên hạ. Vị sư Như Ý trước đây học hết nghĩa
lý kinh điển, vị Vua trước đã giận vì người ta đưa danh của sư lên cao.
Tôi tiếp theo việc làm nầy nghĩa là muốn nhắc lại oán xưa. Vị vua nầy
vốn biết luận sư Như Ý là một triết gia. Nay Ngài Thế Thân muốn nói,
hãy triệu những vị ngoại đạo như luận sư Như Ý, để cho Ngài Thế Thân
nhắc lại ý chỉ trước đây. Rồi ngoại đạo cảm tạ lui ra.
Vua Ca Nị Sắc Ca ở phía đông bắc cách năm mươi dặm hơn có tạo
dựng một ngôi Già Lam. Qua khỏi sông lớn thì đến thành Bố Sắc Yết La
Phiệt Đệ. Chu vi của thành nầy 14,5 dặm. Những người ở đây đa phần
ở trong động nối tiếp nhau. Cửa thành phía tây có một đền thờ Phạm
Thiên, tượng Phạm Thiên uy nghiêm linh dị tương tục.
Phía đông của thành có một Bảo Tháp, do Vua A Dục kiến tạo, nhằm
nơi Thuyết pháp của đức Phật quá khứ thứ tư. Thánh Hiền ngày xưa
đều xuất thân từ miền trung Ấn Độ giáng sanh xuống nơi nầy không
phải là ít. Tức “Phạt Tô Mật Đản Đa” Luận Sư (Thế Hữu, cũng còn gọi
là Hoà Tu Mật Đa). Tại nơi đây, ngài đã vì chúng mà tạo nên bộ A Tỳ
Đạt Ma Luận.
Cách thành phía bắc bốn dặm rưỡi thì có một Già Lam cũ vườn tược
hoang phế tăng đoàn ít ỏi. Họ là những người tu theo Tiểu Thừa giáo.
Tức Đạt Ma Đản La Đã Luân Sư (Pháp Cứu, cũng còn gọi là Đạt Ma Đa
La). Ở nơi nầy, Ngài đã sáng tác ra Tạp A Tỳ Đàm Luận.
Ở phía chùa kia, có Bảo Tháp cao hơn 100 mét. Tháp nầy do Vua A
Dục xây dựng. Chạm chữ trên gỗ và đá với những nhân công khác nhau.
Đó là sự tích làm Vua ngày trước của đức Phật Thích Ca, tu khổ hạnh, từ
sự mong muốn của chúng sanh mà bố thí không ngừng nghỉ, dù bị mất
thân cũng không thay đổi. Nơi quốc thổ nầy, Vua đã sanh lại một ngàn