- 51 -
Đại Đường Tây Vực Ký
lần, tức là Thắng Địa. Cũng có một ngàn lần xả mắt.
Từ nơi đây qua phía đông không xa, có hai bảo tháp bằng đá. Mỗi
cái cao hơn một trăm thước. Bên phải có tượng Phạm Vương, bên tả có
tượng Đế Thích. Đây là những trân bảo được trang sức. Sau khi Như Lai
tịch diệt đá quý nầy cũng thay đổi. Nơi nầy càng ngày càng được tôn
sùng.
Phía tây bắc của tháp Phạm Thích, hơn 50 dặm có thêm một bảo tháp
nữa. Đây là nơi đức Thích Ca Như Lai vì hoá độ quỷ Tử Mẫu đừng làm
hại người. Đây cũng là nơi phong tục của nước cúng tế cầu tự.
Từ phía bắc của Tháp quỷ Tử Mẫu nầy hơn 50 dặm lại có một tháp
khác đó là Thương Một Ca Bồ Tát (Anh Ma Bồ Tát) cũng phụng duỡng
nuôi cha mẹ mù. Tại nơi đây trong khi hái rau bị Vua đi tuần bắn lầm
tên độc. Nhưng nhờ sự chí thành cảm linh cho nên chư Thiên cho thưốc.
Nhờ nhiều phước đức mà không có việc gì xảy ra.
Từ chỗ Đông Nam, nơi Bồ Tát bị hại đến thành Bạt Lô Xa. Ở phía bắc
thành cũng có một bảo tháp tên là Tu Đạt Noa Thái Tử. Vì lấy voi quý
của phụ thân cho Bà La Môn cho nên bị đày qua nước Tẩn Cố Tạ. Khi ra
đến cửa thành thì cáo biệt. Ở nơi nầy, Chùa Viện hơn 50 cái, chư Tăng
theo phái Tiểu Thừa. Ngày xưa có luận sư Y Thất Phạt La (Tự Tại) ở nơi
nầy mà tạo ra Luận A Tỳ Đạt Ma Minh Chứng.
Bên ngoài cửa phía đông của thành Bạt Lô Xa có một ngôi Già Lam,
Tăng tín đồ hơn 50 người. Họ tu học theo Đại Thừa Giáo. Cũng có bảo
tháp do Vua A Dục dựng. Nơi đây có tích Thái Tử Tu Đạt Noa bị đày
vào núi Đãn Đa Lạt Già. Nơi đây đã được những người Bà La Môn cúng
cháo.
Phía Đông Bắc của thành Bạt Lô Xa hơn 20 dặm là đến núi Đãn Đã
Lạt Già. Ở trên đỉnh núi cũng có bảo tháp. Tháp nầy do Vua A Dục kiến
tạo. Thái Tử Tu Đạt Noa đã trốn nơi nầy. Từ phía nầy chẳng xa cũng có
một bảo tháp khác ghi lại nơi Thái Tử đã cho con trai, con gái của mình
cho Bà La Môn. Người Bà La Môn đó đã đánh đập con trai con gái của
Thái Tử ra máu, cho nên bây giờ cây cỏ ở đây cũng mang màu sắc ấy.
Phía trên một hòn đá là nơi thực tập thiền định của Thái Tử và Vương
Phi. Bên trong hang có cây cối rất là rậm rạp. Nơi nầy cũng là nơi Thái
Tử đã ngừng bước vân du. Từ đây không xa mấy có một tảng đá. Tức là
nơi cư trú của Tiên Nhân ngày xưa.
Phía tây bắc của Tiên Lô, đi hơn 100 dặm vượt qua một núi nhỏ thì
đến núi lớn. Phía nam của núi nầy có một ngôi Già Lam, Tăng Tín đồ
tương đối ít. Họ tu học theo Đại Thừa. Phía bên nầy cũng có một ngôi