BÚT KÝ ĐƯỜNG TAM TẠNG - Trang 52

- 52 -

Đại Đường Tây Vực Ký

tháp do Vua A Dục dựng nên. Chuyện xưa kể rằng nơi đây khi xưa có

một vị Độc Giác cư trú. Tiên nhân vì dâm nữ khưấy động cho nên mất

thần thông, bị dâm nữ cỡi cổ mà trở lại đời cũ.

Phía đông bắc của thành Bạt Lô Xa, đi hơn 50 dặm thì đến núi cao.

Núi nầy có một tượng đá xanh hình đức Quán Tự Tại với dáng người

nữ. Cũng có Tỳ Ma Thiên Nữ. Nghe phong tục địa phương kể lại rằng,

tượng Tự Tại Thiên nầy tự nhiên mà có, rất linh nghiệm do sự kỳ nguyện

mà thành. Các nước tại Ấn Độ đến đây cầu phước và thỉnh nguyện. Giàu

nghèo, xa gần tất cả đều đến đây để cầu nguyện và thấy được hình của

Thiên Thần, khi chí thành không có hai niệm. Nhịn ăn bảy ngày thì sẽ

được thấy. Sự cầu nguyện sẽ được thành công, dưới chân núi có một đền

thờ đức Quán Tự Tại Thiên. Người Ngoại Đạo cũng có đền thờ ở đây để

cúng tế.

Đền thờ Tỳ Ma Thiên từ phía đông nam đi đến 150 dặm đến thành Ô

Trạch Ca Hán Trà. Chu vi của thành là 20 dặm. Phía Nam giáp với sông

Tín Độ, người tại đây giàu có sung mãn, thường hay tích chứa tài sản,

đồ quí vật lạ các nơi đều tập trung nơi nầy. Từ phía tây bắc của thành

Ô Trạch Ca Hán Trà đi hơn 20 dặm, đến làng Bà La Đổ La. Đây là nơi

sinh trưởng của Tiên Bà Nhi Ni, người đã chế ra Thanh Minh Luận. Là

một văn học cổ đại có ảnh hưởng rất lớn. Trải qua kiếp hoại thế giới sẽ

trở về Không. Các vị chư thiên có tuổi thọ sẽ giáng sanh vào Đạo Sĩ và

Tục Nhơn. Do tích nầy mà có chuyện trên vậy. Từ đó về sau chuyện nầy

được lưu truyền mãi. Phạm Vương Thiên Đế được thành hình là theo tục

nầy. Các Đạo khác có các chư tiên chế ra chữ nghĩa. Con người do việc

trước đã sắp đặt truyền lại, mà thành tập tục.

Các người nghiên cứu khó mà dùng biểu tượng để biết rõ ràng. Khi

con người có tuổi thọ 100, có vị Tiên tên là Bà Nhi Ni khi sanh ra đã biết

mọi việc, rất mẫn cảm. Muốn biết sự hư ngụy nổi trôi như thế nào liền

ra đi đến hỏi Đạo, thì gặp Tự Tại Thiên. Sau đó thưa thỉnh thuật lại chí

nguyện. Tự Tại Thiên bảo rằng: Tốt lắm ta đang chờ ngươi đây. Tiên

nhân thọ giáo rồi lui. Sau đó nghiên cứu tinh chuyên tạo thành lời dạy,

làm ra chữ nghĩa có trên ngàn lời tụng. Tụng đến 32 lần. Từ xưa đến

nay tổng quát các văn tự vậy. Tánh cách cao cả cho nên vua chúa cũng

trân quý. Vì vậy cho nên vua ra lệnh cho cả nước hãy phổ biến sử dụng

lời thơ nầy. Có tụng đọc có lợi ích, phải thưởng một ngàn tiền vàng.

Cho nên các Thầy giáo lúc bấy giờ rất thịnh hành. Cùng trong ấp nầy là

những người Bà La Môn, là những bậc Thạc Học tài cao, biết rộng hiểu

sâu, đã làm việc ấy. Ở giữa ấp Bà La Đổ La có một bảo tháp. Nơi Hoá

thân của La Hán và sau nầy là của Tiên Nhơn Bà Nhi Ni. Sau khi Như

Lai diệt độ năm trăm năm, có một vị Đại A La Hán, từ nước Ca Thấp Di

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.