- 90 -
Đại Đường Tây Vực Ký
và khắc những hình tượng khác chung quanh trụ đá nầy. Tùy theo tội
phước của mỗi người mà ảnh của mình hiện lên trên trụ đá đó.
Bên cạnh trụ đá không xa, có một Bảo Tháp. Nơi đây ghi lại dấu tích
của bốn vị Phật trong quá khứ tọa thiền và kinh hành. nơi Tháp nầy,
ngày xưa là nơi của Như Lai tắm rửa. Tháp cũng là nơi Như Lai thiền
định. Bên cạnh Tháp có một tảng đá rất lớn dài 50 bước, cao 7 thước.
Đây là nơi kinh hành của đức Như Lai, dấu chân của Phật in xuống đó
thành hình hoa sen. Hai bên tả hữu đều có những tháp nhỏ do Đế Thích
và Phạm Vương kiến tạo nên. Phía trước tháp của Phạm Thiên Đế Thích
là nơi mà Tỳ Kheo Ni Liên Hoa Sắc muốn thấy Phật trước, nên hóa làm
Vua chuyển Luân Vương. Khi Như Lai từ Tự Tại Thiên Cung trở lại Nam
Thiệm Bộ Châu. Lúc đó ông Tô Bộ Thị (Thiện Hiện Tu Bồ Đề) đang ở
trong động đá suy nghĩ rằng:
Nay Phật từ Thiên Cung trở về, nếu đến đó nghe Phật thuyết Pháp
thì sẽ biết được các Pháp Không và Tánh của các Pháp nên dùng Huệ
Nhãn để quán Pháp Thân của Phật. Tỳ Kheo Ni Liên Hoa Sắc muốn thấy
Phật trước nên hóa làm Chuyển Luân Vương, có binh lính theo hầu bốn
bên, trải đường đi bằng bảy báu, gặp đức Thế Tôn và thưa rằng:
- Con là Tỳ Kheo Ni.
Lúc ấy đức Như Lai bảo rằng:
Ngươi không phải là người đón ta đầu tiên mà kẻ có duyên ấy là
người quán về Pháp Không nên thấy được Pháp Thân ta trước.
Thánh tích nầy rất linh thiêng và được lưu truyền như thế. Phía đông
nam của Bảo Tháp có một ao rồng được làm nên để bảo vệ thánh tích,
nhằm ngăn chận những ai khinh phạm. Thời gian năm tháng tự tàn hoại.
Không ai có thể phá được. Từ đây đi về phía đông nam ít hơn 200 dặm
đến nước Yết Nhã Cúc Xà (Kanjakubja).