- 92 -
Đại Đường Tây Vực Ký
1. Nước Yết Nhã Cúc Xà (Kanjakubja)
2. Nước A Du Đà
3. Nước A Da Mục Khứ
4. Nước Bát La Da Già
5. Nước Kiều Thường Di
6. Nước Bi Tát Ca
Chu vi của Nước Yết Nhã Cúc Xà (Kanjakubja) hơn 4000 dặm. Thủ
đô bốn bên giáp với sông Hằng. Chiều dài 20 dặm. Chiều ngang 4.5
dặm. Thành được bao bọc rất kiên cố. Hoa trái cây cối soi bóng xuống
mặt hồ phản chiếu như trong gương. Những nước phương xa đem hàng
hóa đến đây tụ tập buôn bán rất nhiều. Người ở tại đây rất sung túc.
Nhà cửa giàu có. Hoa quả đầy đủ. Lúa gạo dồi dào. Khí hậu ôn hòa gió
mát. Phong tục thuần chất. Người dung mạo xinh đẹp, trang sức lộng
lẫy, học rộng, thích nghiên cứu nghệ thuật, đàm luận cao siêu và sùng
tín Tà Chánh như nhau. Có hơn 100 ngôi Già Lam và 10 ngàn Tăng Sĩ tu
theo cả hai hệ phái Đại Thừa và Tiểu Thừa. Có hơn 200 ngôi Đền thờ và
hơn 1000 ngoại đạo.
Nước Yết Nhã Cúc Xà (Kanjakubja), người dân sống lâu. Ngày xưa
Vương Thành có tên là Câu Tô Ma Bổ La (Kusumapura)và Vua tên là
Phạm Thọ. Phước Trí đầy đủ văn võ song toàn, uy hiếp xâm chiếm khắp
nơi làm cho các nước lân bang khiếp sợ. Vua có 1000 người con trai, mưu
trí dũng lược, và 100 người con gái tuyệt thế giai nhân. Lúc bấy giờ có
một vị tiên nhân ngồi nhập định ở phía sông Hằng qua hàng vạn năm
thân hình như củi khô. Chim chóc tập trung để ở, nơi quả A Na Luật trên
vai ông tiên. Mùa nóng qua, mùa lạnh đến đều không xao động. Trải
qua nhiều năm như thế mà không muốn xả thiền, đi khỏi nơi nầy vì sợ ổ
chim bị động, cho nên người đời cảm đức đặt tên là Đại Thọ Tiên Nhơn.
Một hôm ngồi trên bờ sông thấy Vua và các công chúa đang đùa giỡn
trong rừng, nên khởi ái dục, sanh tâm nhiễm trước. Ngài muốn đến Hoa
Cung thi lễ. Vua nghe tin Tiên nhơn đến vui vẻ nghinh tiếp và nói:
Đại tiên là bậc đứng ngoài tình cảm nhưng tại sao bị khích động như
thế?
Tiên nhơn đáp:
- Ta ở trong rừng sâu lâu năm rồi. Khi xuất định ra đi, thì thấy vua
và các công chúa xinh đẹp đùa giỡn như thế, nên tâm đã sinh nhiễm ái
mà từ xa đến đây vậy.