mối quan hệ đó, lại có thể giáo dục và gạt bỏ những người khác ra khỏi sự giáo dục”. “Cuối cùng, cả ở đây
cũng biểu hiện sự cưỡng bức, một phần theo ý nghĩa là pháp quyền nhân định thường không cho phép nhà
giáo dục hủy bỏ mối quan hệ đó, một phần bởi vì người được giáo dục bị bắt buộc phải chịu đựng nhà giáo
dục ấy”. “Tính chất hiện thực của mối quan hệ đó phần lớn dựa trên tính chất ngẫu nhiên thuần túy của sự
sinh đẻ, gắn liền với người cha bằng hôn nhân. Hoàn toàn rõ là nguồn gốc của pháp quyền đang nghiên cứu
không đặc biệt hợp lý tính, dù chỉ vì một lẽ là ở đây thường có sự thiên vị; tự bản thân nó, sự thiên vị này
cũng cản trở việc giáo dục tốt; nguồn gốc đó cũng không tuyệt đối cần thiết như ta có thể nhận thấy qua tình
hình là cả những con trẻ mà bố mẹ đã chết cũng được giáo dục”.
CHƯƠNG Về TƯ PHáP
Trong Đl07 tác giả dạy chúng ta rằng "sự cần thiết của tư pháp nói chung là
giả tưởng”.
CHƯƠNG Về CÔNG PHáP
“Việc vâng lời một thủ trưởng nắm quyền lực ở trong tay là nghĩa vụ thiêng liêng của lương tri”. “Còn về
sự phân chia quyền lực của chính phủ, thì nói cho đúng ra, không một chế độ nhà nước nào lại hợp pháp một
cách vô điều kiện: nhưng bất kỳ chế độ nào cũng hợp pháp một cách nhất thời, dù sự phân chia quyền lực là
như thế nào chăng nữa”.
Há Hu-gô đã chẳng chứng minh rằng con người cũng có thể vứt bỏ cả những
sợi dây ràng buộc cuối cùng của tự do, cụ thể là những sợi dây đề ra trách nhiệm
phải làm một sinh vật hợp lý tính?
Theo ý chúng tôi, một vài đoạn trích trên đây từ bản tuyên ngôn triết học
của trường phái lịch sử cũng hoàn toàn đủ để đặt sự đánh giá lịch sử của trường
phái này vào chỗ những câu chuyện hoang đường phản lịch sử, những ước mơ
không cụ thể, và những câu chuyện bịa đặt có chủ ý. Những đoạn trích đó đủ để
quyết định xem những kẻ kế tục Hu-gô liệu có cái sứ mệnh làm những nhà lập
pháp của thời đại chúng ta hay không
41
.
Thật ra, thời gian và văn hóa đã bao phủ cái cây gia phả gốc gác của trường
phái lịch sự bằng một màn khói hương thần bí: chủ nghĩa lãng mạn đã tô điểm
cho nó bằng những nét chạm trổ kỳ dị; khoa triết học tư biện đã ghép cho nó
những nét đặc trưng của mình; rất nhiều trái quả thông thái đã được hái từ cây đó,
được đem phơi khô và cất vào cái kho rộng lớn của giới học giả Đức một cách rất