CHƯƠNG Về HÔN NHÂN
39
“Khi xem xét pháp quyền nhân định về mặt triết học, nhiều lần người ta coi hôn nhân có một ý nghĩa căn
bản hơn nhiều và phù hợp hơn nhiều với lý tính của thể chế, so với điều mà một công trình nghiên cứu vấn
đề một cách hoàn toàn tự do có thể thừa nhận”.
Điều mà ông Hu-gô đánh giá cao chính là sự thỏa mãn tình dục trong hôn
nhân. Thậm chí từ sự kiện ấy ông ta còn rút ra một đạo đức bổ ích:
“Việc này, cũng như vô số những việc khác, lẽ ra phải chỉ ra rằng, thân thể con người với tư cách là một
phương tiện dùng cho một mục đích nhất định, không phải bao giờ cũng được sử dụng một cách phi đạo
đức, bất chấp ý kiến của những người hiểu không đúng từ ngữ này, - trong đó có cả bản thân Can-tơ”.
Nhưng, việc lấy tính chất ngoại lệ để làm cho sự say mê tình dục trở nên cao
thượng hơn, việc dùng luật pháp để kìm hãm say mê đó, vẻ đẹp đạo đức là cái
đem lại cho mệnh lệnh của giới tự nhiên tính chất lý tưởng của yếu tố hòa hợp
tinh thần, - tóm lại bản chất tinh thần của hôn nhân, - đó là những điều đáng hoài
nghi trong hôn nhân đối với ông Hu-gô. Tuy nhiên, trước khi rõi theo tiến trình tư
tưởng trắng trợn và nhẹ dạ của ông ta, chúng ta hãy đem tiếng nói của nhà triết
học Pháp đối lập một chút với tiếng nói của con người Đức lịch sử này.
“Khi vì người đàn ông duy nhất, người đàn bà từ bỏ sự kín đáo bí ẩn của mình mà tiêu chuẩn thần thánh
đã in sâu vào tâm hồn nàng, thì nàng đã dâng toàn bộ thân mình cho người đàn ông đó - tức là cho con người
mà trong lúc cảm kích đột ngột, nàng dứt bỏ sự xấu hổ chưa bao giờ rời bỏ nàng, tức là cho người mà nàng
tháo bỏ xiêm áo của mình, những thứ này lúc khác là nơi ẩn thân và là trang sức của nàng. Do đó mà có lòng
tin sâu sắc đối với người chồng, coi đó là kết quả của một mối liên hệ đặc biệt, mối liên hệ này chỉ có thể tồn
tại giữa nàng và người đàn ông ấy mà thôi, còn nếu ngược lại thì nó sẽ xúc phạm đến nàng. Do đó mà có sự
cám ơn của người chồng về sự hy sinh, và có sự hỗn hợp giữa nguyện vọng và lòng kính mến đối với con
người đó, - con người mà ngay cả khi chia xẻ sự hưởng lạc với anh ta cũng dường như chỉ nhượng bộ anh ta
mà thôi. Đó là nguồn gốc của tất cả những gì có quy củ trong chế độ xã hội chúng ta”.
Ben-gia-manh Công-xtăng, một người Pháp triết lý theo kiểu tự do đã nói
như thế đấy! Còn bây giờ thì chúng ta hãy nghe người Đức lịch sử khúm núm
theo kiểu nô lệ.
“Yếu tố thứ hai gây ra nhiều điều hoài nghi hơn; cụ thể là điều cho rằng ngoài hôn nhân thì không được
phép thỏa mãn tình dục đó! Bản tính súc vật sẽ đối lập với sự hạn chế này. Bản tính hợp lý tính sẽ đối lập với
sự hạn chế đó còn nhiều hơn nữa, bởi vì” (các vị hãy đoán xem!) “bởi vì con người sẽ phải hầu như cái gì
cũng biết, để có thể thấy trước rằng điều đó có thể mang lại những hậu quả như thế nào, - và do đó, sẽ có