Lời mở đầU
“Dấu hiệu pháp lý đặc trưng duy nhất của con người - đó là bản lĩnh súc vật của nó”.
CHƯƠNG Về tự do
“Thậm chí việc sinh vật đó không thể thôi không làm một sinh vật có lý tính theo ý muốn nữa, nghĩa là
thôi không làm một sinh vật có thể và cần phải hành động một cách hợp lý tính. Việc đó là sự hạn chế tự do"
(của sinh vật có lý tính).
“Sự không tự do không làm thay đổi gì trong bản tính súc vật và hợp lý tính của người không tự do, cũng
như của những người khác. Tất cả những trách nhiệm của lương tri vẫn còn có hiệu lực. Chế độ nô lệ không
những có thể tồn tại về thể chất, mà theo quan điểm của lý trí cũng có thể tồn tại được; những công trình
nghiên cứu chứng minh điều ngược lại chắc chắn là có phạm một sai lầm nào đó. Dĩ nhiên, chế độ nô lệ
không phải là tuyệt đối hợp pháp, tức là nó không bắt nguồn từ bản tính súc vật cũng như từ bản tính lý trí và
từ bản tính công dân. Nhưng nó có thể là một quyền tạm thời với mức độ giống như bất kỳ một quyền nào
khác, được những kẻ phản đối chế độ nô lệ thừa nhận, - điều đó là rõ ràng khi so sánh với tư pháp và công
pháp". Bằng chứng: “Theo quan điểm của bản tính súc vật kẻ nào thuộc về người giầu là người sẽ không có
lợi nếu mất anh ta và có thái độ quan tâm đến hoàn cảnh của anh ta, - thì kẻ đó được bảo vệ khỏi sự thiếu
thốn nhiều hơn là người bần nông, mà đồng bào của y bóc lột khi còn một chút khả năng để thực hiện việc
bóc lột đó, - và v.v.”. “Quyền đánh và chặt chân tay servi
2*
không bắt nguồn từ bản chất của chế độ nô lệ:
nếu quyền đó được áp dụng thì điều đó cũng không tồi tệ gì nhiều hơn so với những điều mà người bần nông
phải chịu đựng; còn về thể xác thì những hậu quả của chế độ nô lệ không xấu hơn đối với họ như những hậu
quả của chiến tranh; những người nô lệ với tư cách là nô lệ đâu đâu cũng phải được giải phóng khỏi chiến
tranh. Thậm chí người ta còn thấy sắc đẹp ở cô nữ tỳ người Tséc-két-xơ hơn là ở những cô gái nghèo".
(Chúng ta hãy lắng nghe lão già lẩm cẩm!)
“Còn về bản tính hợp lý tính, thì chế độ nô lệ có điểm ưu việt hơn nạn nghèo khổ là: vì những lý do kinh
doanh hợp lý, kẻ sở hữu sẽ chi phí một chút gì đấy cho việc đào tạo một người nô lệ có những năng lực nhất
định, hơn là bất cứ một người nào đó tiêu phí cho việc đào tạo một đứa trẻ nghèo. Trong khuôn khổ của chế
độ nhà nước, chính nô lệ được giải phóng khỏi rất nhiều những hình thức áp bức. Lẽ nào kẻ nô lệ lại bất
hạnh hơn người tù binh mà người dẫn tù chỉ quan tâm đến trong chừng mực mà người đó chịu trách nhiệm
về họ trong một khoảng thời gian nhất định. Và lẽ nào kẻ nô lệ lại bất hạnh hơn kẻ tù khổ sai mà chính phủ
đặt giám ngục để cai quản?”
“Tự bản thân nó, chế độ nô lệ thuận lợi hay có hại cho việc sinh con đẻ cái - đó là vấn đề còn tranh chấp”.